Bạn đang tìm hướng dẫn nuôi chó poodle thì đây là giúp bạn tự tin hơn khi nuôi poodle đấy. Trong bài biết này, hãy cùng zoipet tìm hiểu về cách nuôi chó Poodle để hiểu biết thêm về những yêu cầu trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy poodle. Hãy cùng theo dõi đến cuối nhé!

cách nuôi poodle

Tổng quan về giống chó Poodle

Chó Poodle là một trong những giống chó cảnh được yêu thích và nuôi nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay. Vốn xuất thân là chó săn vịt nên poodle có thân hình săn chắc, chuyển động linh hoạt và có khả năng học hỏi rất nhanh.

Không những thế chúng còn được xếp hạng là giống chó thông minh thứ hai trên thế giới và có tính cách cực kỳ thân thiện, vui vẻ. Đây chính là lý do rất nhiều gia đình chọn nuôi Poodle để bầu bạn.

Sau đây là hướng dẫn nuôi chó Poodle từ A – Z giúp bạn tự tin trong việc nuôi dạy poodle nhé!

Chế độ dinh dưỡng cho Poodle

Mặc dù được xếp vào top những giống chó dễ nuôi nhưng Poodle lại sở hữu  hệ tiêu hóa và đường ruột khá yếu. Do đó, chúng khá kén ăn và cần được nuôi dưỡng với một chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Căn cứ vào thể trạng, cân nặng, chủng loại, độ tuổi mà bạn nên lựa chọn cho bé những loại thực phẩm với số lượng phù hợp. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, chúng cần một chế độ dinh dưỡng riêng biệt. 

Theo kinh nghiệm nuôi chó Poodle được chia sẻ trên các diễn đàn về thú cưng thì chúng có 3 giai đoạn trưởng thành chính:

  • Giai đoạn dưới 2 tháng tuổi
  • Giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi
  • Giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở đi 

Những loại thức ăn nên bổ sung

Những loại thức ăn chế biến sẵn như hạt, pate, sữa, bánh ăn vặt,… phải được mua tại những địa chỉ bán uy tín, có thành phần dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi, cân nặng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Dựa vào kinh nghiệm nuôi chó Poodle đúc kết của mình, chủ nuôi nên cho bé ăn thức ăn ướt và dễ nhai. Tốt nhất hãy xen kẽ thức ăn dạng hạt được ngâm mềm và đồ ăn tự chế biến tại nhà, tốt nhất là những món có nhiều nước. Như vậy hệ tiêu hóa của chúng sẽ hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh hơn. 

Những thực phẩm chứa nhiều đạm và protein cũng được khuyến khích khi nuôi Poodle. Điển hình như thịt bò, thịt heo, thịt gà, tôm, cá, cua,… Đồng thời cũng đừng quên bổ sung chất xơ và vitamin cho bé thông qua các loại rau củ quả như cà rốt, bí đỏ, rau cải và trái cây xay nhuyễn nhé.

Đặc biệt, khi Poodle vào giai đoạn trưởng thành, bạn nên cho bé ăn trứng vịt lộn. Chúng có đóng góp rất lớn cho sự phát triển khỏe mạnh của lông và thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn đấy.

Những loại thức ăn cần tránh

Hạn chế cho bé dùng món ăn vặt của con người, thức ăn lạnh, khô cứng và cay nóng. Đặc biệt là các loại bánh kẹo, nước ngọt, hạt macca, socola, nho, nho khô,….

Bên cạnh đó, bắt buộc phải cho chó uống đủ nước mỗi ngày. Nhớ thường xuyên vệ sinh bát nước và đảm bảo trong đó luôn có đủ nước sạch. Đặt những bát nước khác nhau xung quanh khu vực sinh hoạt của chó để nhắc chúng uống đủ nước mỗi ngày nhé.

chăm sóc chó poodle

Vệ sinh đúng cách cho Poodle

Muốn chú chó của mình thật khỏe mạnh và đẹp đẽ, bạn cần chú ý đến vấn đề vệ sinh cho nó. Phải thực hiện đúng cách và kỹ lưỡng, đây là cách nuôi chó poodle mà bất cứ người chủ nào cũng phải nắm được.

Tắm rửa cho chó Poodle

Poodle sở hữu bộ lông khá dày và xoăn tít. Đây là môi trường lý tưởng để các chất bẩn, khói bụi, vi khuẩn bám vào và sinh sôi, phát triển. Dễ dẫn đến các bệnh về da, đặc biệt là viêm nhiễm, ký sinh. 

Do đó, để chú chó của bạn có sức khỏe tốt và bộ lông khỏe đẹp thì hãy thường xuyên tắm rửa cho chúng. Tần suất được khuyến khích là 2 lần mỗi tuần hoặc sau khi bé vận động ngoài trời về.

Theo như kinh nghiệm nuôi chó Poodle được nhiều người chia sẻ thì tốt nhất bạn nên dùng sản phẩm làm sạch chuyên dụng cho chó lông xù để tắm cho cún. Nó giúp quá trình làm sạch diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. 

Đồng thời, hãy ưu tiên những sản phẩm chứa thành phần lành tính, có khả năng nuôi dưỡng lông và hạn chế các vấn đề về da nhé. Trong quá trình tắm phải kỳ cọ kỹ lưỡng và kết hợp thêm các động tác massage để tăng cường lưu thông máu dưới da cũng như giúp bé thư giãn. 

Sau khi tắm xong phải tẩy sạch xà bông, lau khô và dùng máy sấy để làm khô lông triệt để. Nếu không thực hiện bước này thì chó rất dễ bị hôi, ngứa và mắc bệnh trên da. Nếu bạn muốn cún của mình có bộ lông đẹp và mượt mà hơn thì có thể sử dụng thêm dầu xả, dầu dưỡng ẩm cho lông. 

Lưu ý là mỗi lần tắm không được vượt quá 5 phút và đừng cho nước xâm nhập vào tai, vì chúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chó. Ngoài ra, khi trời lạnh hoặc khi chó không khỏe thì đừng cho bé đi tắm. Cuối cùng, tuyệt đối không được sử dụng sữa tắm, dầu gội của người để làm sạch cho chó vì chúng rất dễ gây kích ứng.

Chăm sóc lông cho chó Poodle

Poodle là giống chó có bộ lông khá đặc biệt, chúng dày, xoăn tít và phát triển liên tục. Thông thường những người chưa có kinh nghiệm nuôi chó Poodle sẽ cho rằng chúng ít rụng lông do ít khi thấy lông vương vãi khắp nhà. Nhưng trên thực tế chúng có tỉ lệ rụng lông không thua kém những giống chó khác.

Tuy nhiên, nhờ đặc tính lông xoăn nên khi rụng chúng không rơi ra mà dính lại cùng các sợi lông khác. Lâu ngày những sợi lông sẽ quấn vào nhau, gây ra những mối rối. Điều này không những gây mất thẩm mỹ mà còn rất có hại cho sức khỏe của cún cưng.

Vì vậy, bạn nên chải lông cho Poodle mỗi ngày để loại bỏ những sợi lông rụng, giúp bé có vẻ ngoài sạch sẽ và ngăn ngừa các bệnh về da. Không những thế, việc chải lông cũng giúp gia tăng tình cảm giữa người nuôi và chó nữa đó.

Ngoài ra, do lông phát triển liên tục lên bạn cần tỉa lông định kỳ cho chó. Thông thường thì 3 – 6 tháng nên tỉa một lần. Như thế vừa giúp bé được gọn gàng, đẹp đẽ lại còn không bị nóng bức nữa.

Nếu không thể thực hiện tại nhà thì bạn có thể đưa cún đến các spa cho thú cưng để tạo mẫu và nhuộm lông để có ngoài hình đáng yêu, nổi bật hơn.

Chăm sóc tai và răng cho chó Poodle

Tai và răng là 2 bộ phận quan trọng mà bạn cần quan tâm trong cách nuôi chó Poodle. Nếu chúng không được vệ sinh sẽ dễ gây ra các chứng bệnh nguy hiểm.

Thông thường, các chuyên gia có kinh nghiệm nuôi chó Poodle khuyên rằng tên tỉa lông tai cho bé thật gọn gàng để đảm bảo quá trình lưu thông khí và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, hãy xin ý kiến của bác sĩ thú y trước khi thực hiện vì trong một số trường hợp, sau khi tỉa lông tai xong tai chó sẽ bị viêm.

Việc đánh răng cho chó nên được thực hiện mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh và ngăn ngừa bệnh tiêu hóa. Nên cho cún dùng kem đánh răng chuyên dụng, kết hợp với gặm xương để làm sạch các mảng bám trên răng. Tuyệt đối không dùng kem đánh răng của người lớn vì chúng có chứa florua, một chất độc hại với hệ tiêu hóa của chó.

Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường ở răng và tai của cún cưng như mùi hôi, rỉ nước, chó khó chịu, thường xuyên ngoáy tai, bỏ ăn,… thì nên đưa bé đến các cơ sở thú y để được thăm khám ngay lập tức.

Chăm sóc móng cho chó Poodle

Móng cũng là bộ phận cần được cắt tỉa thường xuyên, vì khi dài chúng có thể vô tình gây ra những tổn thương cho người nuôi và bản thân chú chó. Hãy thường xuyên quan sát, nếu thấy móng dài là cắt ngay luôn nhé!

Tuy nhiên, nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm nuôi chó Poodle thì đừng nên tự cắt móng tại nhà, vì có thể sẽ cắt nhầm và khiến bé bị thương. Tốt nhất nên đưa đến cơ sở chăm sóc thú cưng để được hỗ trợ. Vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ.

cho poodle vận động

Chế độ vận động và huấn luyện cho poodle

Không chỉ riêng Poodle mà bất cứ giống chó nào cũng cần được vận động và huấn luyện ngay từ khi còn bé. Đó là tiền đề cho sự phát triển khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần của cún.

Chế độ vận động

Thường xuyên tập luyện, vận động ngoài trời sẽ giúp chú chó của bạn khỏe mạnh, thần kinh linh hoạt, tránh được các bệnh vặt, tình trạng thừa cân, béo phì và có được nguồn năng lượng dồi dào, tích cực.

Do đó, nếu đã nuôi chó hãy cho chúng đi bộ và chạy nhảy bên ngoài mỗi ngày. Hoặc nếu có thời gian bạn nên cùng bé chơi những môn thể thao đơn giản. Theo kinh nghiệm nuôi chó Poodle của mình thì chúng rất thích chơi ném đĩa, chơi bóng, đuổi bắt,…

Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý, đối với mỗi loại Poodle khác nhau chúng sẽ có khả năng vận động đặc thù. Cụ thể: 

  • Standard Poodle: Chúng có kích thước to và rất hiếu động. Do đó cần được luyện tập và vận động mạnh thường xuyên, nếu không sẽ bị thừa năng lượng.
  • Toy Poodle, Poodle Tiny hoặc dòng Teacup: Với những dòng có kích thước trung bình và nhỏ thì chế độ vận động ở mức vừa và thấp là đủ. Bạn không cần cho chúng luyện tập hay chơi thể thao. Mỗi ngày chỉ cần ra ngoài đi dạo 30 phút hoặc giải trí bằng trò ném đĩa nhẹ nhàng là được.

Hãy nhớ rằng, Poodle cần được kích thích về mặt tinh thần để thông minh, khỏe mạnh và linh hoạt hơn. Chủ nuôi hãy luôn dành thời gian để chơi đùa và dạy cho chúng những điều mới lạ nhé. Đó chính là cách nuôi chó Poodle tốt nhất!

Cách huấn luyện

Đối với chủ nuôi, huấn luyện chó là một nghĩa vụ nên thực hiện. Nếu bạn không nuôi chó với mục đích bảo vệ hay tấn công mà chỉ để bầu bạn thì không cần huấn luyện quá nhiều. Chỉ cần dạy bé các động tác đơn giản như nghe và đáp khi được gọi tên, đứng, ngồi, bắt tay, đi vệ sinh đúng chỗ và ăn đúng giờ là đủ.

Theo kinh nghiệm nuôi chó Poodle của mình, việc huấn luyện sẽ nhanh và hiệu quả hơn nếu bạn bắt đầu từ khi chúng còn bé. Trong quá trình huấn luyện, mỗi khi chú chó làm tốt, đừng ngần ngại mà hãy thưởng cho chúng bánh và những cái vuốt ve, những câu khen ngợi chân thành.

Đặc tính của Poodle là trung thành và quấn quýt với chủ nhân của mình. Do đó, ngoài các bài huấn luyện bình thường bạn cũng cần tập cho chúng thói quen ở một mình. Như thế khi chủ nuôi đi vắng bé mới không lo lắng và hoảng loạn vì sợ bị bỏ rơi.

chăm sóc sức khỏe poodle

Chăm sóc sức khỏe Poodle

Chó Poodle là giống chó dễ nuôi và có tuổi thọ khá cao (dao động từ 12 – 15 năm). Tuy nhiên nếu không được quan tâm và chăm sóc sức khỏe định kỳ thì chúng sẽ không thể khỏe mạnh và sống thọ được. Cách nuôi chó Poodle chuẩn là phải thực hiện tốt những yêu cầu về tiêm ngừa và phòng – chữa bệnh kịp thời.

Tiêm ngừa đúng thời điểm và định kỳ

Kinh nghiệm khi nuôi chó Poodle chính là tiêm ngừa đúng thời điểm và đầy đủ. Khi bé 2 – 3 tháng tuổi là bạn phải tiêm đủ các mũi phòng bệnh như: bệnh Care, bệnh Parvo và bệnh dại. Hầu hết các dòng chó Poodle đều rất dễ nhiễm các bệnh này.

Đồng thời, hãy nghe lời khuyên của bác sĩ và thực hiện tiêm phòng đúng lịch để phòng bệnh và tăng cường hệ miễn dịch cho chó cưng.

Một số vấn đề sức khỏe chó Poodle hay gặp

Poodle là giống chó khỏe mạnh và ít bệnh vặt. Tuy nhiên, nếu môi trường sống kém lành mạnh, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ thì chúng có thể bị bệnh. Thường gặp nhất là:

  • Các bệnh liên quan đến di truyền: xương khớp, Addison, động kinh,…
  • Các bệnh viêm nhiễm: bệnh Parvo, ho cũi chó, bệnh Care, nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng,…. 
  • Các bệnh về tiêu hóa: bệnh dạ dày, Volvulus (đầy hơi),…
  • Các bệnh về da: nấm, nhiễm ký sinh trùng, viêm nhiễm da, rụng lông thành mảng,…

Cách nuôi chó poodle tốt nhất là có trách nhiệm trong việc chăm sóc và ngăn ngừa bệnh cho chó ngay từ đầu. Hãy thường xuyên quan sát bé để phát hiện các triệu chứng bất thường và có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả.

Những thứ cần thiết khi nuôi poodle

Ngoài kinh nghiệm nuôi chó Poodle, bạn phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và đồ dùng cho nó. Đây là những món đồ cần thiết được đề xuất gồm:

Chuồng/ ổ ngủ

Tùy vào kích cỡ chó mà chủ nuôi có thể chọn ổ ngủ hoặc lồng nuôi cho chúng. Nếu chú chó của bạn ngủ ngoan và ít quậy phá thì hãy cho bé một chiếc ổ ngủ mềm mại, ấm áp.

Nếu bạn có một chú chó hiếu động và ưa quậy phá thì chuồng ngủ là lựa chọn tốt nhất. Nên chọn chuồng rộng một chút, được tạo nên bởi các thanh sắt có sơn tĩnh điện và thoáng khí nhé.

Vị trí đặt chuồng/ ổ ngủ phải sạch sẽ, khô thoáng, hạn chế đặt chỗ ngủ gần khu vực ăn uống, nhà vệ sinh, nơi ẩm ướt và có mùi hôi.

Dây và vòng cổ

Kể cả những người có kinh nghiệm nuôi chó Poodle lâu năm cũng không tránh khỏi lạc mất bé vài lần khi đi dạo. Do đó dây và vòng cổ là dụng cụ cần thiết khi cho bé đi ra ngoài chơi. Dây có công dụng kiểm soát di chuyển và bảo vệ an toàn cho chó khi đi dạo.

Còn vòng cổ là vật trang trí và để ghi thông tin của chó cũng như chủ nuôi lên đó. Phòng ngừa trường hợp bé đi lạc có thể được người khác cứu giúp và liên hệ lại với chủ nuôi. Ngoài ra nó còn có công dụng là nơi móc dây dắt, nhằm hạn chế tình trạng chó bị dây quấn chặt quanh cổ, khiến chúng bị ngạt thở, đau và hỏng lông.

Sữa tắm

Bạn không được sử dụng sản phẩm tắm gội của người để vệ sinh chó. Do đó, phải cho chó tắm bằng sữa tắm chuyên dụng và phù hợp với màu lông của chúng để tránh bị mất màu.

Nên chọn những sản phẩm uy tín, chất lượng, phù hợp với tình trạng da và lông của cún. Tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc những người có kinh nghiệm nuôi chó Poodle nhé!

Bắt ăn và bát uống

Theo những cách nuôi chó Poodle được chia sẻ thì bát đựng thức ăn và nước uống cho chó nên có chất liệu kim loại.

Nguyên nhân là do vật liệu này rất bền và không chứa chất độc hại cho chó. Bát thủy tinh hoặc nhựa rất dễ vỡ và có thể khiến chó bị ảnh hưởng sức khỏe bởi chất độc hại từ nhựa.

Đồ chơi

Poodle rất hiếu động và cần kích thích thần kinh thường xuyên. Do đó nếu bạn là người thường xuyên vắng nhà thì nên chuẩn bị những món đồ chơi thú vị bằng cao su hoặc nhựa để chúng tự tìm vui cho bản thân.

Trên các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm nuôi chó Poodle, họ cho rằng những món đồ chơi hình thức ăn hoặc khúc xương là lựa chọn cực kỳ tuyệt vời khi nuôi chó. Vừa dễ thu hút, gây hứng thú cho bé vừa giúp chúng chủ động mài răng.

Lồng/ balo di chuyển cho chó

Lồng nhựa hoặc balo di chuyển rất cần thiết. Vì nếu bạn có nhu cầu đưa bé đi xa một chuyến thì không thể nào cứ thế mà bế hoặc dắt đi được mà cần một chiếc lồng di chuyển. Vừa an toàn cho người xung quanh, vừa tránh ảnh hưởng đến thể lực và sức khỏe của cún.

Nên chọn những sản phẩm có chất lượng tốt, rộng rãi và thoáng khí một chút nhé. Như thế bé sẽ ít cào cấu và cáu gắt.

chăm sóc sức khỏe poodle

Chi Phí Nuôi Poodle là bao nhiêu?

Chi phí thức ăn

Chó Poodle khá kén ăn, do đó bạn cần đầu tư chế độ ăn cho chó Poodle khoa học, đảm bảo dinh dưỡng cho Cún. Bạn có thể mua các thức ăn hạt dành cho Poodle được bán tại các cửa hàng dành cho pet. Các loại hạt cho poodle có giá thường dao động từ 300.000-500.000đ/tháng tùy loại

Chi phí chăm sóc lông

Poodle là giống chó có bộ lông xoăn, dày, dài và mọc khá nhanh nên việc chăm sóc bộ lông là một việc rất cần thiết để Poodle sạch sẽ và tránh các bệnh liên quan đến lông, da.

Chi phí chăm sóc bộ lông này cũng khá là tốn kém như: vitamin giúp hỗ trợ bổ lông, chống lông gãy rụng khoảng 600.000đ-700.000đ/tháng và chi phí cắt tỉa lông poodle tại spa thường khoảng 300.000đ cho một lần.

Ngoài ra, để chăm sóc bộ lông thì không thể thiếu đi các loại dầu gội, sữa tắm chuyên dụng. Giá một chai dầu gội bình thường có giá tầm 100.000đ/chai

Chi phí chăm sóc sức khỏe

Để Poodle có sức khỏe ổn định, sức đề kháng tốt thì việc thăm khám cho bé định kì là một việc cần thiết. Nếu bạn quyết định nuôi Poodle nhỏ từ 2,5 tháng tuổi, chắc chắn bạn sẽ phải tốn chi phí để đưa bé đến cơ sở thú y để chích các loại vacxin. Thường sẽ có từ 2-3 lần chích định kì cho từ 5-7 loại bệnh chuyên dành cho các bé. Tùy vào từng thời điểm khác nhau mà giá mỗi mũi tiêm phòng sẽ có giá khác nhau. Tuy nhiên các mũi chích thường dao động từ 150.000đ-200.000đ/ mũi

Tuy nhiên, nếu bạn mua Poodle tại các cửa hàng thì hầu hết các bé đã được tiêm ít nhất 1 mũi vacxin là tẩy giun. Do đó, bạn có thể trao đổi với cửa hàng để có thể chỉ tiêm những mũi tiêm thực sự cần thiết cho bé như phòng dại, tẩy giun thì thường không quá 300.000đ

Các chi phí khác

Những liệt kê ở trên chỉ là những chi phí cơ bản để bạn có thể nuôi một b é Poodle từ bé cho đến khi trưởng thành. Trong quá nuôi, bạn sẽ phải tiêu tốn thêm một số chi phí phát sinh khác như: quần áo, tã lót, spa, đồ ăn vặt, bánh thưởng và một số vật dụng vệ sinh.

 Những hướng dẫn nuôi chó Poodle trên được zoipet đúc kết từ những kinh nghiệm trong nhiều năm chăm sóc và nuôi dưỡng thú cưng. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho quá trình nuôi chó của bạn!

Similar Posts