Với vẻ ngoài dũng mãnh, chó Doberman thường được lựa chọn để làm nghiệp vụ, canh gác hoặc trông nhà. Giống chó này hiện đã được nuôi dưỡng trên khắp thế giới nhưng bạn có thật sự hiểu hết về chúng không? Hôm nay Zoipet.com sẽ cùng bạn khám phá về chó Doberman nhé!

chăm sóc chó Doberman

Doberman là giống chó rất dũng mãnh

Nguồn gốc

Doberman có nguồn gốc từ Đức, được phát triển bởi Karl Friedrich Louis Dobermann, một nhân viên thuế ở Apolda, Đức, vào cuối thế kỷ 19. Dobermann muốn tạo ra một giống chó bảo vệ mạnh mẽ và nhanh nhẹn, và ông đã lai tạo giữa nhiều giống chó khác nhau, bao gồm Rottweiler, Weimaraner, German Shorthaired Pointer, Manchester Terrier, và thậm chí cả Great Dane.

Chó Doberman lần đầu tiên được công nhận bởi Câu lạc bộ Chó Đức (VDH) vào năm 1898, và chúng nhanh chóng trở nên phổ biến ở Đức và các nước châu Âu khác. Chó Doberman được nhập khẩu vào Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ 20, và chúng đã trở thành một trong những giống chó phổ biến nhất ở Hoa Kỳ.

Đặc điểm ngoại hình, tính cách

Ngoại hình

Theo Câu lạc bộ Chó Đức (VDH), chó Doberman là một giống chó trung bình đến lớn, với chiều cao từ 61 đến 71 cm và cân nặng từ 32 đến 45 kg. Chúng có thân hình săn chắc, cơ bắp, với bộ lông ngắn, bóng mượt.

Đặc điểm ngoại hình của chó Doberman theo VDH bao gồm:

  • Đầu: Hình tam giác, trán rộng, mõm dài, nhọn.
  • Mắt: Tròn, màu tối.
  • Tai: Cắt nhỏ, dựng đứng.
  • Mũi: Đen.
  • Răng: Cắn úp.
  • Cổ: Dài, cơ bắp.
  • Vai: Mạnh mẽ.
  • Ngực: Rộng, sâu.
  • Bụng: Húp.
  • Đuôi: Cắt ngắn, thon.
  • Bộ lông: Ngắn, bóng mượt.
  • Màu lông: Đen, nâu, xanh, xám hoặc trắng.
tai chó Doberma

Doberman có đôi tai dựng đứng đặc trưng

Tính cách

  • Thông minh: là một trong những giống chó thông minh nhất. Chúng có thể học hỏi và tiếp thu các mệnh lệnh một cách nhanh chóng.
  • Trung thành: Chó rất trung thành với gia đình của mình. Chúng sẽ bảo vệ gia đình của mình khỏi bất cứ điều gì.
  • Bảo vệ: Doberman là giống chó bảo vệ tuyệt vời. Chúng có thể cảnh báo chủ nhân của mình về những nguy hiểm tiềm ẩn.
  • Thân thiện: Doberman có thể rất thân thiện với gia đình của mình. Chúng thích chơi đùa và dành thời gian cho gia đình.
  • Năng động: Doberman cần được tập thể dục thường xuyên để khỏe mạnh và hạnh phúc.

Lý do nên nuôi chó Doberman

  • Trí thông minh vượt trội: Đứng thứ 5 trong top những giống chó thông minh nhất thế giới, Doberman rất dễ huấn luyện, biết nghe lời và còn có thể đào tạo chúng vào biệt đội cảnh khuyển.
  • Khỏe mạnh: Có một sự thật là giống chó Doberman rất ít khi bệnh bệnh hoặc có bị thì chúng rất nhẹ và mau khỏi. Chúng có thể thích nghi với nhiều điều kiện sống khác nhau.
  • Canh gác tốt: Nhờ có trí thông minh, lì lợm và can đảm nên Doberman có khả năng canh gác cực tốt. Nếu phát hiện có kẻ lạ mặt xâm nhập lãnh thổ chúng sẽ sẵn sàng tấn công.
  • Khả năng săn bắt cừ khôi: Doberman sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn có một người bạn khi đi săn. Giác quan của chúng vô cùng tinh anh, khả năng di chuyển cũng vượt trội hơn nhiều so với những giống chó khác.
  • Ít rụng lông: Điều này đã khiến Doberman được nhiều người yêu thích hơn. Bộ lông của chúng cực kỳ ít rụng nên người bị dị ứng với lông chó không cần phải quá lo lắng khi nuôi Doberman.
tuổi trung bình để chó Doberman

Doberman có trí thông minh vượt trội

Các lưu ý khi chọn mua chó Doberman

Bên cạnh những giấy tờ cần thiết chứng minh nguồn gốc xuất xứ, sức khỏe thì khi mua chó Doberman bạn nên lựa chọn những con có các đặc điểm dưới đây:

  • Đầu nhỏ, mõm vuông dài, hàm chắc khỏe, răng sắc nhọn.
  • Kích thước lớn, lưng thẳng, thân hình vạm vỡ, cơ bắp chắc khỏe.
  • Bốn chân dài, gọn, di chuyển nhanh và cơ đùi phát triển.
  • Lông ngắn, sát cơ thể, óng mượt, thẳng cứng.
  • Đuôi cụt ngắn, tai nhỏ dựng đứng.
  • Chỉ nên mua chó Doberman từ 2 tháng tuổi trở lên và đã tiêm phòng vắc xin đầy đủ.

Cách chăm sóc chó Doberman

Điều kiện thích nghi của chó Doberman

  • Giống chó Doberman thích hợp nuôi ở nơi rộng rãi vì chúng ưa dạo chơi, chạy nhảy mỗi ngày. Nếu nuôi trong nhà nhỏ thì cần cho chúng ra ngoài thường xuyên để không thấy khó chịu.
  • Doberman không chịu được thời tiết quá khắc nghiệt. Chuồng của chúng cần sạch sẽ, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
  • Cho Doberman tập thể dục mỗi ngày để phát triển cơ bắp và giải phóng năng lượng. Những môn thể thao như bắt đĩa, nhảy cao, chạy bền, bắt bóng… rất phù hợp để tập cho Doberman. Lưu ý: Khi ra ngoài cần rọ mõm chúng lại vì chúng rất hung dữ, có thể gây thương tích cho người khác.
  • Cần huấn luyện Doberman ngay khi bắt đầu nuôi để chúng trung thành và nghe lời chủ.

Chó Doberman ăn gì?

Nhu cầu tiêu thụ thức ăn của một con Doberman trưởng thành rất nhiều nên bạn cần đảm bảo khẩu phần ăn cho chúng đủ no và cân bằng các dưỡng chất. Trung bình một ngày Doberman ăn 1.5 kg thức ăn (chiếm khoảng 4% trọng lượng cơ thể). Trong đó, những loại thực phẩm giàu protein chiếm 45%, còn lại là tinh bột, các loại rau củ quả…

Chăm sóc sức khỏe và lông chó Doberman

Vì có bộ lông mỏng, ngắn, bóng mượt nên bạn không cần chăm sóc lông cho Doberman quá cầu kì. Nếu chúng không bị bẩn, bạn chỉ cần chải bụi và các mảnh vụn bám trên lông là được. Bạn cũng có thể dùng khăn ẩm lau vết bẩn khó sạch và xịt dầu dưỡng để lớp lông thêm sáng bóng. Chỉ tắm cho Doberman khi cần thiết, nếu tắm nhiều sẽ làm mất lượng dầu bóng tự nhiên trên lông của chúng. Trung bình 1 tháng bạn tắm Doberman 1 lần với xà bông dịu nhẹ là được. Chú ý đến chế độ ăn uống của Doberman trong trường hợp phát hiện chúng có mùi hôi. Khi thấy trên da Doberman xuất hiện các vết đỏ bị khô hoặc xỉn và lông mỏng đi thì nên đưa chúng đi thăm khám để chắc chắn chúng không bị bệnh suy giáp.

Bệnh thường gặp

  • Bệnh dạ dày, tiêu chảy: Khi bị căng thẳng hoặc nước uống, thức ăn có vấn đề, Doberman sẽ bị đau dạ dày và tiêu chảy.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Biểu hiện của bệnh này là Doberman tiểu ra nhà, phân lẫn máu.
  • Nhiễm trùng tai: Tai chó Doberman cần được vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Nếu thấy tai chúng nổi mẩn đỏ, bị sưng, bốc mùi hoặc hay sốt thì lập tức đưa đến bác sĩ thú ý chữa trị.
  • Bệnh răng miệng: Hằng tháng, chó Doberman cần được đánh răng và mỗi năm nên cho chúng cạo bựa răng một lần để tránh bệnh răng miệng.
  • Bệnh ngoài da: Bộ lông Dobermanxấu đi thì có thể chúng đang rơi vào tình trạng căng thẳng, thiếu vitamin, suy dinh dưỡng hoặc vệ sinh kém. Lông Doberman rụng và bám gàu là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của chúng không được tốt. Còn nếu lông rụng theo sợi thưa dần, rụng từng mảng thì cơ thể Doberman có sức đề kháng kém, thiếu khoáng chất, vi khuẩn đang tấn công lỗ chân lông.
tai chó Doberma

Đôi tai chó Doberman cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng – Ảnh: Internet

Bảng Giá chó Doberman

Chó Doberman giá bao nhiêu?

  • Từ 5 – 7 triệu: Chó Doberman thuần chủng từ 2 – 3 tháng tuổi sinh ra tại Việt Nam, đã được tẩy giun và tiêm phòng nhưng không có giấy VKA.
  • Từ 8 – 12 triệu: Đặc điểm giống chó VKA mua từ 5 – 7 triệu và có giấy VKA.
  • Từ 14 – 20 triệu: Chó VKA có bố mẹ nhập từ nước ngoài.
  • Từ 8 – 15 triệu: Chó Doberman nhập bên Thái.
  • Từ 30 trở lên: Chó Doberman nhập ở các nước phương Tây.
  • Trên 1500$: Chó Doberman nuôi làm giống, có gia phả rõ ràng, thân hình đẹp và từng đoạt giải Dog Show.

Yếu tố ảnh hưởng tới giá chó Doberman

  • Nguồn gốc: Những chú chó nhập khẩu, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng sẽ có giá cao hơn chó Doberman được nuôi tại Việt Nam.
  • Màu sắc: Lông nâu đỏ của chó Doberman khá hiếm nên giá cao hơn những màu lông khác khoảng 1 triệu đồng.
  • Giới tính: Doberman cái có giá bán cao hơn chó đực 1 triệu đồng.
  • Độ tuổi: Giá bán chó Doberman tăng theo độ tuổi.
  • Tai và đuôi đã được cắt hay chưa: Chó Doberman chưa được cắt đuôi hoặc tai không thẳng đứng thường ít được yêu thích nên giá bán thấp hơn.

Chó Doberman nuôi bao lâu thì bắt đầu sinh sản?

  • Với Doberman cái: 2 tuổi hoặc hơn, tùy vào thời điểm chúng xuất hiện chu kỳ.
  • Với Doberman đực: Sau 2 tuổi.
tuổi trung bình để chó Doberman

Độ tuổi trung bình để chó Doberman sinh sản là 2 năm – Ảnh: Internet

Chăm sóc một chú chó Doberman chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, vì vậy bạn hãy ghi nhớ thật kỹ những chia sẻ ở trên để ứng dụng khi cần thiết nhé. Chúc các bạn sẽ có những giây phút thật vui vẻ và hạnh phúc bên thú cưng của mình.

Similar Posts