Loét da là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở mèo, gây rắc rối và phiền muộn cho chủ nuôi. Tuy nó không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh. Trong bài viết dưới đây, Zoipet sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về căn bệnh này ở mèo.
Loét da ở mèo là gì?
Loét da là tình trạng sẹo và tổn thương ở các lớp bề mặt da của mèo, thường có thời gian lành chậm và cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Các vết loét thường do chấn thương từ các nguyên nhân bên ngoài, nhưng cũng có thể liên quan đến một số bệnh khác nhau.
Nếu bạn thấy một vết thương đóng vảy trên chân hoặc mũi của mèo, đó có thể là dấu hiệu của loét da. Loét da ở mèo có thể xuất hiện dưới dạng vết loét đỏ, sưng tấy hoặc vết thương mở, rỉ mủ.
Nguyên nhân của loét da ở mèo rất đa dạng, bao gồm ký sinh trùng, nhiễm trùng, dị ứng, bệnh tật, bỏng và chất kích ứng da khác. Mèo cũng có xu hướng tác động nhiều vào vết thương bằng cách liếm hoặc cắn liên tục, làm tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn.
Các triệu chứng mèo bị loét da
lDấu hiệu ban đầu của loét da ở mèo thường là phần da trên chân và mũi bị đóng vảy. Nếu bệnh tiến triển hoặc mèo liên tục tác động vào vết thương, da bị tổn thương có thể lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn. Vùng da bị tổn thương có thể mở ra và chảy ra chất dịch màu trắng, kèm theo viêm và sưng tấy. Ngoài ra, mèo cũng có thể mất sắc tố da, rụng lông và bị khô da. Tình trạng này còn có thể gây loét da và ăn mòn da, làm cho vùng da xung quanh bị tấy đỏ.
- Da mất sắc tố
- Rụng lông
- Nhiều vùng da bị tổn thương
- Da bị ăn mòn
- Loét da
- Khô da
- Viêm
- Sưng tấy
- Da xung quanh vết thương bị đỏ
Nguyên nhân gây ra bệnh về da ở mèo
Chấn thương và nhiễm trùng da là nguyên nhân phổ biến gây bệnh loét da ở mèo. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân phức tạp hơn, chẳng hạn như phản ứng của mèo với thành phần trong thuốc hoặc một số loại bệnh ung thư.
Hiện nay, đã có khá nhiều nguyên nhân được các nhà khoa học phát hiện có thể gây bệnh ở mèo. Từ đó, một danh sách dài các nguyên nhân có thể gây ra loét da ở mèo đã được các nhà khoa học liệt kê, bao gồm:
Các rối loạn truyền nhiễm bao gồm:
- Nhiễm nấm như Zygomycosis, Sporotrichosis, hắc lào, Pythiosis, Phaeohyphomycosis
- Hội chứng suy giảm miễn dịch FIV ở mèo
- Các bệnh liên quan đến virus bạch cầu
- Bệnh đậu bò do bị động vật cắn truyền nhiễm
- Nhiễm trùng da do vi khuẩn tụ cầu
- Bệnh nấm da, nấm lông
- Nhiễm nấm Aspergillosis
Các rối loạn ký sinh trùng gây loét da ở mèo bao gồm:
- Ve cắn
- Nhện cắn
- Muỗi cắn
- Vi khuẩn Nocardia
- Vi khuẩn gây bệnh phong
- Rối loạn bẩm sinh hoặc di truyền
- Viêm da mủ bề ngoài
- Viêm da mủ sâu
- Viêm da
- Viêm da do tâm lý (tự vết, tự cắn)
- Bệnh ghẻ
- Viêm nang lông
- Viêm da dị ứng do cắn bọ chét.
Các rối loạn thông qua trung gian miễn dịch bao gồm:
- Pemphigus vulgaris
- Pemphigus foliaceus
- Pemphigus ban đỏ
- Lupus ban đỏ
- Phản ứng miễn dịch với thuốc hoặc nhiễm trùng.
Những nguyên nhân do ung thư gồm:
- Ung thư da
- U nang bã nhờn
- U tủy
- Khối u tế bào đệm
- Ung thư tuyến vú
- Ung thư hạch bạch huyết Lymphoma
- U mạch máu ác tính Hemangiosarcoma
- U hạt
- U hạt bạch cầu ái toan
- Khối u tế bào đáy
- Ung thư Fibrosarcoma.
Các rối loạn chuyển hóa bao gồm:
- Cường giáp (tuyến giáp sản xuất quá mức hormone)
- Tích tụ canxi hoặc nhiễm trùng thứ phát dưới da.
Các loại khác có thể gây ra loét da ở mèo gồm:
- Bỏng nước tiểu
- Bỏng nhiệt, điện
- Bệnh da liễu do tác động của ánh nắng mặt trời.
Chẩn đoán bệnh loét da ở mèo
Việc chẩn đoán và phân biệt kịp thời bệnh loét da ở mèo là rất quan trọng vì tình trạng này có thể do nhiều bệnh lý gây ra. Để chẩn đoán bệnh loét da ở mèo, các bác sĩ thú y sẽ thu thập tiền sử bệnh của mèo, các triệu chứng và thời gian mèo phát triển các triệu chứng bệnh. Đồng thời, chủ nuôi cũng cần cung cấp thông tin về môi trường sống của mèo và những thứ có thể gây ra vấn đề về da.
Để chẩn đoán chính xác, các bác sĩ thú y có thể sử dụng nhiều phương pháp xét nghiệm chẩn đoán, bao gồm:
- Xét nghiệm mẫu da: bác sĩ thú y sẽ lấy một mẫu da của mèo bị loét và kiểm tra để xác định nguyên nhân gây ra vết loét, có phải do nhiễm vi khuẩn hay nấm hay không.
- Kiểm tra chất lỏng: bác sĩ thú y sẽ lấy một mẫu chất lỏng từ vùng da bị tổn thương để xác định nguyên nhân gây ra vết loét thông qua kính hiển vi.
- Sinh thiết da: bác sĩ thú y sẽ lấy một mẫu mô xung quanh vết loét để nuôi cấy và kiểm tra trong phòng thí nghiệm, từ đó đưa ra chẩn đoán cuối cùng về bệnh của mèo.
Điều trị cho mèo bị loét da
Các phương pháp điều trị bệnh loét da ở mèo đa dạng và tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản của tình trạng da mèo mà bác sĩ thú y sẽ áp dụng phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, đa số các rối loạn về da của mèo đều được điều trị ngoại trú, trừ khi tình trạng sức khỏe của mèo không ổn định thì mới yêu cầu cho mèo nhập viện điều trị.
Bác sĩ thú y sẽ điều chỉnh kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng cụ thể và sức khỏe tổng thể của mèo. Mèo cũng sẽ được cung cấp vòng cổ chuyên dụng để tránh tình trạng liếm, cắn hoặc gãi vào vết loét, gây trầm trọng hơn. Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm là các phương pháp điều trị thường được sử dụng để điều trị bệnh loét da ở mèo.
Tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc bôi lên da cho mèo mà không có sự đồng ý của bác sĩ thú y, vì trên thị trường có những sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Nếu sử dụng sản phẩm chứa thành phần neomycin sẽ khiến cho quá trình hồi phục của mèo bị kéo dài.
Phục hồi vết loét da ở mèo
Tiên lượng của bệnh loét da ở mèo phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Việc chăm sóc và theo dõi theo yêu cầu của bác sĩ thú y là rất quan trọng để đảm bảo vết thương của mèo được hồi phục đúng tiến độ.
Những con mèo có bệnh lý từ trước hoặc sức khỏe kém thường có nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát đối với vết loét. Do đó, chúng cần được đánh giá để tìm ra thông tin về các biến chứng và điều trị đúng cách.
Mặc dù bệnh loét da ở mèo có thể được điều trị tại nhà, tuy nhiên bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh của mèo cho bác sĩ thú y. Đặc biệt là với những con mèo có vết loét phục hồi chậm, chúng sẽ cần được quan tâm và chăm sóc đặc biệt hơn. Quá trình phục hồi của vết thương cần được bác sĩ thú y theo dõi ít nhất 1 lần/tuần. Vì vậy, bạn nên đưa mèo đến tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sự phục hồi tốt nhất cho mèo.
Lời kết:
Trên đây là những thông tin về bệnh loét da ở mèo mà Zoipet muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại trong phần bình luận bên dưới. Chúng tôi hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho những người yêu thú. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi.