Mục Lục Bài Viết
Chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc chó Alaska mang thai
Trong quá trình mang thai, chó mẹ cần nguồn dinh dưỡng đầy đủ hơn bao giờ hết. Vì chúng phải duy trì sức khỏe của bản thân và cung cấp dưỡng chất để nuôi thai nhi.Tháng đầu tiên của thai kỳ
Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, bạn cho chó ăn như bình thường, không cần thay đổi gì cả. Vì giai đoạn này thai nhi vẫn chưa lớn và cơ thể chó mẹ không có quá nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, bé sẽ có hiện tượng ốm nghén kéo dài. Việc nôn mửa thường xuyên có thể khiến chó mẹ mệt mỏi và biếng ăn. Do đó, nếu chó nhà bạn ốm nghén quá nặng thì hãy cân nhắc cho chúng ăn thức ăn loãng và uống sữa dành cho chó mang thai để duy trì sức khỏe.Tháng thứ hai của thai kỳ
Từ tháng thứ hai, hiện tượng ốm nghén sẽ hoàn toàn biến mất và thai nhi cũng bắt đầu phát triển. Vì vậy, chó mẹ sẽ tăng dần nhu cầu dinh dưỡng và lượng thức ăn lên. Lúc này, cách chăm sóc chó Alaska mang thai cũng có nhiều sự thay đổi. Chủ nuôi hãy dựa trên trọng lượng cơ thể của chú chó mà quyết định lượng thức ăn gia tăng cho phù hợp. Đừng để chó bị quá đói hoặc quá no nhé. Thời điểm này bạn nên cung cấp cho bé đầy đủ các dưỡng chất gồm protein, canxi, đạm, vitamin, chất xơ, chất béo omega – 3, khoáng chất,… Tốt nhất nên cho chó ăn cơm với thịt bò, thịt nạc cùng các loại rau củ quả khác. Đặc biệt, từ tuần thứ 5 của thai kỳ trở đi, phải tăng cường thêm canxi và sắt vào chế độ dinh dưỡng cho chó mẹ. Chủ nuôi có thể bổ sung hai chất này thông qua bí đỏ, rau dền, bí xanh, sụn, sữa cho chó mang thai hoặc các loại thuốc bổ sung Canxium và photphorua được bác sĩ thú y kê đơn. Tuyệt đối đừng để chó mẹ thiếu hụt canxi. Vì điều này rất dễ dẫn đến hiện tượng khó sinh, co giật, cứng cơ, thậm chí còn có thể khiến chó bị tử vong.Chế độ vận động khi chăm sóc chó Alaska mang thai
Cũng như những giống chó khác, khi chăm sóc chó Alaska mang thai cần hạn chế tối đa các bài vận động có cường độ cao. Vì chúng rất dễ dẫn đến tình trạng sảy thai. Tuy nhiên, bạn cũng không được để chú chó của mình ù lì, lười biếng nằm yên một chỗ. Chúng sẽ bị béo phì và khó sinh. Tốt nhất, nên dẫn chó đi dạo mỗi ngày vào sáng sớm và chiều tối, mỗi lần đi khoảng 20 – 30 phút là đủ. Như vậy chú chó vừa được giải phóng năng lượng, ngăn vừa nguy cơ béo phì vừa giúp quá trình sinh con dễ dàng hơn. Lưu ý là hãy cho chó đi dạo ở những khu vực vắng người và ít động vật khác nhé. Vì chó mang thai có tính khí rất thất thường, chúng có thể phát cáu và lao vào “chiến” khi gặp kẻ gây sự hay cảm thấy bị đe dọa. Điều đó cực kỳ nguy hiểm cho bản thân của chó mẹ lẫn những người xung quanh.Chế độ vệ sinh khi chăm sóc chó Alaska mang thai
Các chuyên gia khuyên rằng, trong quá trình chăm sóc chó Alaska mang thai, tốt nhất bạn không nên tắm cho bé quá nhiều.- Thứ nhất, trong quá trình mang thai, chó mẹ không vận động nhiều mà chỉ đi bộ dạo chơi. Do đó bé cũng rất ít lấm bẩn.
- Thứ hai, nếu bạn tắm cho chó thì chúng có thói quen lắc mình mạnh để vẫy hết nước trên lông ra. Điều đó sẽ ảnh hưởng mạnh đến các thai nhi bên trong bụng.
- Thứ ba, trong quá trình tắm rửa, chú chó có thể sợ hãi và giãy dụa, thậm chí là trượt té. Rất nguy hiểm cho cả chó mẹ lẫn chó con.
- Cuối cùng, khi mang thai tâm lý của chó mẹ rất bất ổn. Chúng đề phòng với tất cả những người xung quanh, trong đó có thể bao gồm cả người nuôi. Nếu trong quá trình tắm, bạn kỳ cọ mạnh hoặc chạm vào bụng có thể khiến chú chó bị căng thẳng, sợ hãi và vô tình làm tổn thương đến bạn.
Chế độ y tế khi chăm sóc chó Alaska mang thai
Trong quá trình chú chó Alaska của bạn mang thai, đừng nên tiêm vaccin cho bé. Vì đây là thời điểm nội tiết tố và các vấn đề sinh lý của cơ thể chó mẹ thay đổi liên tục, tiêm ngừa không thể mang lại tác dụng mà đôi khi còn gây hại đến sức khỏe của chó. Chủ nuôi chỉ nên tiêm vacxin sau khi chó mẹ sinh khoảng 6 – 8 tuần. Tuy không thể tiêm ngừa bệnh nhưng bạn vẫn phải thực hiện chăm sóc sức khỏe cho chó mẹ và thai nhi thường xuyên. Trong lúc chăm sóc chó Alaska mang thai, người nuôi phải liên tục theo dõi sức khỏe và đưa bé đi khám thai định kỳ. Nhờ đó, các bác sĩ có thể theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của chó mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nếu có vấn đề bất ổn thì sẽ đưa ra hướng giải quyết hiệu quả nhanh chóng nhất để bảo toàn tính mạng cho chó mẹ hoặc cho cả mẹ lẫn con.Chăm sóc chó Alaska mang thai: dự đoán thời gian sinh con
Thông thường, một chú chó Alaska sẽ mang thai trong khoảng 60 – 68 ngày là sinh. Tùy theo từng chú chó mà thời gian này có thể chênh lệch vài ngày. Do đó, bạn hoàn toàn có thể dự đoán trước ngày sinh cho chó bằng cách ghi nhớ thời gian phối giống. Ngoài ra, nếu muốn dự đoán ngày sinh chính xác hơn, bạn chỉ cần đưa bé đi siêu âm và kiểm tra sức khỏe thường xuyên là được. Các bác sĩ sẽ thông báo gần như là chính xác thời gian sinh con của chó mẹ để chủ nuôi yên tâm và chuẩn bị chu đáo các vật dụng cần thiết. Việc dự đoán ngày sinh sẽ giúp người nuôi có thể chuẩn bị tinh thần và hỗ trợ kịp thời, từ đó giúp cho quá trình sinh nở của chó được an toàn và dễ dàng hơn.Chăm sóc chó Alaska mang thai: dấu hiệu sắp sinh
Khi sắp sinh, chú chó sẽ có rất nhiều biểu hiện cụ thể và rất dễ nhận thấy. Điển hình như:- Chó mẹ đi xung quanh nhà, cào bới và đánh hơi tại các góc vắng, kín đáo để tìm ổ đẻ.
- Chó bắt đầu bỏ ăn, có dấu hiệu bồn chồn, đau đớn, thở gấp và rên ư ử.
- Chó đi vệ sinh nhiều lần hơn.
- Bụng chó mẹ căng tròn, có thể nhìn được thai nhi đang cọ quậy và quay đầu bên trong.
- Vú của chó mẹ căng tròn và tiết sữa.
Cần chuẩn bị gì khi chó Alaska sắp sinh?
Trước ngày dự sinh của chó mẹ một tuần, ngoài việc chăm sóc chó Alaska mang thai, bạn cần trang bị các vật dụng cần thiết cho quá trình sinh con của bé. Những thứ cần chuẩn bị bao gồm:- Chuẩn bị cho chó một nơi sinh kín đáo, sạch sẽ, ấm áp, thông thoáng nhưng không có gió lùa.
- Một thùng giấy, khăn lót để làm ổ đẻ.
- Khăn sạch để vệ sinh cho chó mẹ và chó con.
- Các dụng cụ khác: cồn y tế, bông băng, găng tay y tế, kéo nhỏ, thuốc trợ sinh theo quy định của bác sĩ thú y.
- Thức ăn lỏng, nước uống và nước muối loãng để giúp chó mẹ lấy sức trong quá trình sinh đẻ.
- Đèn sưởi ấm.
Những điều cần biết trong quá trình sinh sản của chó Alaska
Trong quá trình hỗ trợ sinh sản cho chó Alaska, chủ nuôi cần nắm được các kiến thức sau đây:Dấu hiệu chó khó đẻ
- Sau khi chuyển dạ 4 tiếng mà chưa sinh được chú chó con đầu tiên.
- Chó mẹ không thể rặn đẻ.
- Chó con không quay đầu.
- Chó mẹ bị vỡ nước ối.
- Khoảng thời gian sinh của các chú chó con cách nhau quá lâu.
Hiện tượng ngôi thai ngược
Đây là hiện tượng khá nguy hiểm và cần có sự hỗ trợ của các sĩ thú y hoặc những người có kinh nghiệm đỡ đẻ cho chó. Những biểu hiện khi xảy ra ngôi thai ngược bao gồm:- Một hoặc hai chi trước đã ra nhưng đầu không ra.
- Đầu đã ra nhưng hai chi trước không ra hoặc chỉ ra một chi.
- Đuôi đã ra nhưng hai chi sau không ra hoặc chỉ ra một chi.
Cách cắt dây rốn cho chó con
Chuẩn bị kéo nhỏ, cồn sát khuẩn và găng tay y tế, dùng chỉ đã sát trùng để cột cuống rốn cách da bụng của chó con khoảng 1cm, sau đó dùng kéo cắt nhẹ nhàng là được.Chăm sóc chó mẹ sau sinh
Sau khi chó mẹ sinh xong, nhiệm vụ chăm sóc chó Alaska mang thai của bạn chấm dứt. Lúc này sẽ chuyển sang nhiệm vụ chăm sóc chó sau sinh. Vậy, người nuôi cần làm gì sau khi chó sinh con xong?- Cho chó mẹ ăn cháo lỏng, uống nước muối pha loãng và sữa ấm chuyên dụng dành cho chó.
- Để chó con vào lòng mẹ và cho chúng không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi.
- Dọn dẹp và vệ sinh ổ đẻ sạch sẽ cho chó.
- Hỗ trợ chó mẹ vệ sinh chó con nếu chúng quá mệt.
- Dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng pha loãng để rửa vùng kín cho chó mẹ.
- Đảm bảo khu vực ổ chó sạch sẽ, yên tĩnh, vắng người qua lại và thoáng mát. Vì sau khi sinh chó mẹ có bản năng bảo vệ con rất cao. Cẩn thận chúng có thể tấn công bất cứ ai đến gần đấy.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc chó Alaska mang thai
Để quá trình sinh nở của chó mẹ diễn ra trọn vẹn và an toàn nhất, trong quá trình chăm sóc chó Alaska mang thai, chủ nuôi hãy lưu ý những điều sau đây:- Khi chó mẹ sắp sinh, chủ nuôi hãy vệ sinh cho bé thật kỹ và cạo lông gọn gàng. Nhất là vùng gần cơ quan sinh sản để tránh tình trạng nhiễm trùng khi sinh.
- Không cho chó mẹ uống quá nhiều nước và ăn thực phẩm khó tiêu trước khi sinh.
- Nếu chó mẹ có tiền sử khó sinh thì tốt nhất bạn nên cho chó sinh con dưới sự hỗ trợ của bác sĩ thú y. Đừng để chó đẻ tại nhà, vì chó thường đẻ vào lúc nửa đêm về sáng, lúc này nếu có vấn đề gì xảy ra sẽ rất khó liên hệ với bác sĩ.
- Nếu chú chó của bạn không có vấn đề sinh nở trước đó, tốt nhất hãy để bé sinh tự nhiên theo bản năng và đừng can thiệp nếu mọi chuyện diễn ra thuận lợi.
- Tuyệt đối không vuốt ve chó mẹ trong quá trình sinh, chúng sẽ ỷ lại, thả lỏng và không chịu rặn đẻ nữa. Trong một số trường hợp, chó mẹ có thể cảm thấy sợ hãi và tinh thần bất ổn. Đặc biệt, nếu chủ nuôi xoa bóp sai cách có thể gây vỡ động mạch tử cung của chó mẹ.
- Không vuốt ve chó con khi vừa sinh xong, bạn có thể chọc tức chó mẹ.
- Nên để chó mẹ tự cắn nhau thai, dây rốn và liếm chó con. Bạn chỉ nên hỗ trợ khi chó mẹ mất sức, không thể làm nổi.
- Đừng ngăn cản khi chó mẹ ăn nhau thai. Đó là bản năng tự nhiên và có lợi cho sức khỏe của chó. Tuy nhiên, chỉ nên để chó mẹ ăn 2 – 3 cái thôi, nếu ăn quá nhiều sẽ bị đầy bụng và rối loạn tiêu hóa sau sinh.
- Nếu chú chó của bạn mất sức quá nhiều, có dấu hiệu xuất huyết, bất tỉnh,… thì hãy nhanh chóng liên hệ cho các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Related Posts