Nuôi chó alaska thế nào cho đúng?
Mục Lục Bài Viết
Các kiến thức cơ bản và những yêu cầu khi nuôi chó Alaska
Trước khi tìm hiểu cách nuôi chó Alaska, chúng ta cùng điểm qua một số thông tin về giống chó nổi tiếng này nhé!Những kiến thức cơ bản về chó Alaska
Alaska vốn xuất thân từ vùng núi tuyết Bắc Cực, châu Âu và thuộc dòng chó kéo xe. Nhờ đó mà giống chó này có kích thước khá to lớn so với mặt bằng chung hiện nay. Một bé Alaska Malamute trưởng thành có thể đạt đến chiều cao gần 60cm và cân nặng dao động từ 39 – 55kg (đối với cá thể đực, còn cá thể cái sẽ nhẹ hơn khoảng 4 – 5kg). Thậm chí, đối với các dòng Alaska Giant (Alaska khổng lồ), chúng có thể cao từ 80cm – 1m và cân nặng dao động từ 50 – 80kg. Tuy nhiên, tại Việt Nam dòng chó này khá hiếm do giá thành cao và rất khó chăm sóc. Trái ngược với ngoại hình, Alaska là giống chó rất thân thiện và điềm tĩnh. Chúng thích nô đùa với trẻ nhỏ và rất trung thành với chủ nuôi của mình. Do đó, đây là giống chó cực kỳ thích hợp để bầu bạn trong gia đìnhNhững yêu cầu khi nuôi chó Alaska
Chưa nói đến kinh nghiệm nuôi chó Alaska, trước khi rước một bé thuộc giống này về nhà, bạn cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau đây: Có không gian sống rộng rãi Chó Alaska có nhu cầu vận động rất cao và chúng cần không gian rộng để di chuyển thoải mái với cơ thể to lớn của mình. Tuy nhiên, không gian sống hẹp vẫn có thể nuôi Alaska nếu bạn có đủ thời gian để thường xuyên dắt chó ra công viên chơi đùa và giải phóng năng lượng. Có nhiều thời gian chăm sóc Cách nuôi chó Alaska không khó, vì chúng rất dễ tính. Nhưng đặc trưng cơ thể và sức khỏe của nó đòi hỏi cần được chăm sóc, kích thích tinh thần và tạo điều kiện vận động thường xuyên. Vì Alaska không thích nhàn rỗi, chúng cần được giải phóng nguồn năng lượng to lớn bên trong. Nếu bị bỏ mặc, nó có thể bị trầm cảm đấy Có điều kiện kinh tế ổn định Khác với những giống chó nhỏ, Alaska có thể tiêu tốn một số tiền lớn trong quá trình nuôi dưỡng. Đầu tiên, giá thành hiện tại của một bé Alaska có thể dao động từ 10 – 12 triệu đồng. Đây không phải con số nhỏ. Kế đến, trong quá trình nuôi dưỡng, chúng cần một lượng thức ăn lớn và dồi dào dinh dưỡng. Ngoài ra, Alaska không thể chịu đựng thời tiết quá nóng, do đó muốn đảm bảo sức khỏe của bé, mùa hè bạn cần nuôi chó trong phòng có điều hòa. Theo kinh nghiệm nuôi chó Alaska được chia sẻ, tính tổng những chi phí chăm sóc y tế, chăm sóc ngoại hình và các vật dụng,.. bạn cần phải bỏ ra một khoản khá lớn. Có kiến thức trong quá trình nuôi dạy và huấn luyện chó Mặc dù rất hiền nhưng với kích thước to lớn và năng lượng dồi dào, chó Alaska có thể là mối nguy hiểm đối với người và động vật khác. Do đó, nếu đã quyết định chọn giống chó này, bạn phải nắm được các kiến thức cơ bản trong cách nuôi chó Alaska cũng như huấn luyện nó. Không bị dị ứng với lông chó Nếu bị dị ứng với lông chó hoặc không thể chịu được cảnh lông lá đầy nhà, tốt nhất bạn không nên nuôi Alaska. Vì chúng có bộ lông rất dài, rất dày và rụng cũng rất “nhiệt tình”.Môi trường sống của Alaska
Vốn dĩ Alaska có nguồn gốc từ xứ lạnh, do đó để chú chó của bạn phát triển một cách khỏe mạnh tại một đất nước quanh năm nóng ẩm như Việt Nam thì đòi hỏi phải có điều kiện sống thích hợp và một quá trình chăm sóc kỹ lưỡng. Do đó, theo kinh nghiệm nuôi chó Alaska được nhiều người chia sẻ, để đảm bảo sức khỏe và ngoại hình lung linh của nó, chủ nuôi cần đặt chuồng hoặc ổ ngủ ở nơi rộng rãi, thoáng mát và tuyệt đối sạch sẽ. Tốt nhất nên cho bé sống ở môi trường điều hòa, nhiệt độ không được quá 30 độ C. Nếu không chú chó có thể bị sốc nhiệt. Đặc biệt, nếu bạn mua chó Alaska con ngoại nhập thì tốt nhất nên đón bé về Việt Nam vào mùa đông, nhằm tránh tình trạng thích nghi không kịp và bị ốm, sốc nhiệt.Chế độ dinh dưỡng của Alaska
Alaska rất to lớn mà có mức vận động cực kỳ cao. Do đó chúng đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng giàu protein với lượng thức ăn lớn. Tuy nhiên, trái ngược với vẻ ngoài của mình, hệ tiêu hóa của chúng khá yếu. Sơ hở một tí là có nguy cơ mắc bệnh đường ruột và bệnh tiêu hóa rất cao. Do đó, ngoài nhu cầu protein, người nuôi cũng cần cung cấp cho chó các dưỡng chất cần thiết khác như: chất khoáng, đạm, tinh bột, chất béo, vitamin, chất xơ, canxi,…. Với một thực đơn cân bằng và đầy đủ các chất như trên thì mới đảm bảo chú chó khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhất được. Với kinh nghiệm nuôi chó Alaska của mình, tốt nhất bạn nên kết hợp thức ăn hạt và thức ăn tự nấu xen kẽ với nhau theo công thức: thức ăn nấu sẵn – thức ăn hạt – thức ăn nấu sẵn.Thức ăn hạt
Tốt nhất nên cho chó ăn thức ăn dạng viên, vì chúng có thể hỗ trợ mài cũng như loại bỏ các mảng bám trên răng rất hiệu quả. Hãy mua thức ăn dạng viên tại các địa chỉ bán hàng uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cún cưng. Tốt nhất, thức ăn nên chứa lượng protein cao (từ 21 – 30%) và nhiều thành phần dinh dưỡng có ích. Cách nuôi chó Alaska tốt nhất là nên cho chó ăn thức ăn hạt kèm với canh, sữa hoặc dầu thực vật để hỗ trợ tiêu hóa và nuôi dưỡng lông tốt hơn.Thức ăn nấu tại nhà
So với thức ăn mua ngoài thì những món nấu tại nhà vẫn tốt hơn rất nhiều. Do đó, những người có kinh nghiệm nuôi chó Alaska khuyến khích nên dùng thức ăn tự nấu nếu có đủ thời gian và khả năng kinh tế. Các thực phẩm nên sử dụng khi nấu ăn cho chó bao gồm:- Các loại thịt: thịt bò, thịt lợn, thịt ức gà,… rất giàu protein và đạm. Tốt nhất nên chọn thịt nạc và không có mỡ.
- Các loại cá biển, cá béo cung cấp một lượng lớn đạm và omega – 3 lành mạnh.
- Nội tạng: tim, gan, phổi. cật, phèo,…. có chứa lượng lớn protein và hỗ trợ đắc lực cho hệ tiêu hóa. Tốt nhất bạn nên cho chó ăn nội tạng lợn hoặc bò.
- Cơm, cháo cung cấp tinh bột và năng lượng.
- Rau, củ, quả có khả năng cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất để chăm sóc lông, tăng cường đề kháng cũng như thúc đẩy hệ tiêu hóa của chó hoạt động tốt hơn.
- Trứng vịt lộn: bổ sung thêm dinh dưỡng và là yếu tố giúp lông chắc khỏe, óng mượt hơn. Từ tháng thứ 3 trở đi, mỗi tuần cho bé ăn 2 quả là đủ nha.
Những loại thức ăn nên tránh
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm nuôi chó Alaska, hãy tham khảo các loại thực phẩm tuyệt đối không được cho chó ăn sau đây:- Các sản phẩm thức ăn đóng hộp sẵn và hạt có chứa chất phụ gia hoặc đã quá hạn sử dụng.
- Mỡ động vật và trứng sống.
- Thức ăn của con người, đặc biệt là món ăn vặt như bánh kẹo, socola, hạt mắc ca, nước ngọt, nho, nho khô, bơ,…
- Thức ăn tái sống.
- Thức ăn ôi thiu, ở ngoài không khí quá lâu.
- Các thực phẩm cay nóng như hành, hẹ, tỏi, tiêu, ớt,…
Chế độ dinh dưỡng theo từng độ tuổi
Ở mỗi giai đoạn phát triển, chú chó của bạn có sự thay đổi về thể chất. Chúng đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thông thường, Alaska có 4 giai đoạn phát triển chính:- Giai đoạn từ dứt sữa mẹ đến 2 tháng tuổi
- Giai đoạn từ 3 – 6 tháng tuổi
- Giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở lên
Chăm sóc sức khỏe cho Alaska
Nếu đã quyết định nuôi một chú chó, bạn có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho bé. Đặc biệt là đối với giống chó ngoại nhập như Alaska thì vấn đề này càng phải được quan tâm nhiều hơn. Vốn dĩ Alaska có sức đề kháng và hệ tiêu hóa kém. Không những thế, thể trạng của chúng cũng không quá thích hợp với khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam. Do đó, đừng nhìn vẻ ngoài khỏe mạnh của bé mà lơ là việc chăm sóc. Thay vào đó, bạn cần đảm bảo chú chó của mình được kiểm tra y tế thường xuyên, định kỳ. Đầu tiên, hãy thực hiện tiêm ngừa đầy đủ cho chó khi nó vừa đến tuổi. Vì các bệnh nguy hiểm Parvo, bệnh dại, care,… có thể lây nhiễm rất cao, nhất là với những giống chó đề kháng yếu như Alaska. Một khi đã mắc những bệnh này thì khả năng tử vong rất cao. Do đó đừng ngại khó mà hãy đến các trung tâm thú y để đăng ký và lên lịch tiêm ngừa cho cún cưng của mình nhé. Đồng thời, chủ nuôi hãy thực hiện sổ giun sán định kỳ cho chó 2 – 3 tháng một lần. Đây là phương pháp giúp chó khỏe mạnh và hấp thu dưỡng chất tốt hơn đấy. Ngoài ra, chú chó không thể nói cho bạn biết nó đang gặp vấn đề gì đâu. Và một người không có kinh nghiệm nuôi chó Alaska cũng khó phát hiện ra những điều bất thường trong sức khỏe của chó. Đó là lý do bạn cần đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý và có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả.Chế độ vận động cho Alaska
Alaska là giống chó kéo xe ở vùng khí hậu khắc nghiệt, do đó chúng rất mạnh và ưa vận động. Tuy không có nhu cầu phát triển cơ bắp cao như các giống chó husky, becgie, doberman,…. Nhưng Alaska vẫn cực kỳ giàu năng lượng. Do đó, bạn bắt buộc phải tạo điều kiện cho chú chó của mình vận động ít nhất là 20 – 30 phút mỗi ngày để giải phóng năng lượng, tăng cường sức khỏe và có vóc dáng phát triển hoàn thiện. Chó Alaska Malamute thường sẽ ưa thích những bài tập cường độ cao như chạy bền, kéo vật nặng, đi bơi,… Riêng đối với dòng Giant, chúng cần các bài tập chuyên môn phức tạp để phát huy hết tiềm năng hình thể. Nên chỉ những người có kinh nghiệm nuôi chó Alaska thì mới có thể đảm bảo sự phát triển tối ưu của giống chó này được. Cách nuôi chó Alaska đúng là phải cho chúng tự do. Đừng nhốt chú chó của bạn ở nhà quá lâu, bé sẽ bị nhàm chán, tù túng và dư thừa năng lượng. Từ đó rất dễ bị stress, thay đổi tính nết, ưa cáu gắt và cắn phá đồ đạc. Do đó, mình khuyên bạn nếu không có thời gian chăm sóc thì nên chọn những giống chó mini, vì chúng không cần vận động quá nhiều. Trong trường hợp bạn không có thời gian nhưng có điều kiện kinh tế thì có thể gửi chó đến các cơ sở huấn luyện thú cưng chuyên nghiệp để được hỗ trợ.Vệ sinh cho Alaska
Ngoài vệ sinh chỗ ở, dụng cụ ăn uống, đồ chơi,… thì bản thân chó Alaska cũng có nhu cầu được vệ sinh sạch sẽ. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sắc đẹp của chúng.Tắm cho chó
Bạn cần tắm cho chó cưng của mình khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần hoặc sau khi bé vận động bên ngoài về và dính bẩn quá nhiều. Vì bộ lông của Alaska rất xum xuê, đó là ngôi nhà lý tưởng của bụi bẩn, vi khuẩn và các loại ký sinh như ve, bọ, rận,… Chúng cũng chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe của chó Alaska, điển như các bệnh về da, suy giảm đề kháng, sụt cân, rụng lông thành mảng,…. Theo kinh nghiệm nuôi chó Alaska mà mình tìm hiểu được, chủ nuôi nên tắm chó với nước ấm vừa và sản phẩm sữa tắm chuyên dụng cho chó lông xù, như thế mới đảm bảo làm sạch toàn diện được. Trong quá trình tắm hãy kỳ cọ kỹ lưỡng kết hợp với các động tác massage, tập trung nhiều vào các vùng kẽ chân, nách, lỗ tai. Sau khi tắm xong, cần sấy lông cho khô ráo, nếu lông bị ẩm chó rất dễ bị bệnh và có mùi hôi. Đặc biệt, hãy đảm bảo lỗ tai và mắt của bé không có nước đọng lại. Trong trường hợp hết sữa tắm bạn có thể tắm chó bằng nước, tuyệt đối không dùng sữa tắm, dầu gội của con người để vệ sinh chó Alaska. Riêng với những bạn nuôi Alaska Giant thì bắt buộc phải mang bé đi tắm tại các spa thú cưng. Vì bạn không đủ khả năng để làm sạch kỹ lưỡng chó bé được.Vệ sinh răng
Chó Alaska thuần chủng tại các vùng băng tuyết có thói quen làm sạch răng bằng cách ăn tuyết. Nhưng ở Việt Nam thì đó là điều không thể. Đó là lý do bạn phải chủ động vệ sinh răng cho bé. Với những giống chó to như Alaska thì mỗi tuần bạn có thể đánh răng định kỳ cho bé khoảng 2 – 3 lần. Mỗi lần đánh răng đừng quên làm sạch lưỡi cho chó nữa nha, đây là vị trí dễ tích tụ vi khuẩn nhưng thường bị bỏ quên trong quá trình vệ sinh. Nếu chưa có kinh nghiệm nuôi chó Alaska, bạn đừng vội vã trong việc đánh răng cho chó vì bé có thể vô tình làm bạn bị thương đấy. Trong trường hợp này, nên đưa chó đến spa thú cưng để làm quen với việc chải răng trước, sau khi đã quen thì bạn có thể tự thực hiện đánh răng cho chó tại nhà. Ngoài ra, thỉnh thoảng nên cho chó ăn hạt cứng và gặm đồ chơi nhằm giúp chúng mài và loại bỏ các mảng bám trên răng.Chăm sóc lông và móng
Chăm sóc lông: Để bộ lông của chó luôn khỏe mạnh và óng mượt, đừng quên thường xuyên chải lông cho chó, nhất là vào mùa rụng lông. Đây là phương pháp chủ động lấy đi các sợi lông đã và sắp rụng trên cơ thể của Alaska, vừa đảm bảo chú chó đẹp đẽ, vừa giữ gìn vệ sinh cho gia đình bạn. Với những người có kinh nghiệm nuôi chó Alaska, họ rất ít tỉa lông toàn thân cho chó. Thay vào đó họ sẽ tỉa theo mùa và tỉa ở những bộ phận cần thiết. Vì bộ lông của Alaska có giá trị thẩm mỹ cao và đảm nhiệm những chức năng quan trọng. Nếu bạn đột ngột cạo trụi lông, chú chó có thể bị sốc nhiệt và mắc các bệnh về da. Do đó, người nuôi chỉ nên tỉa lông chó vào thời tiết nóng bức và mùa rụng lông. Thời điểm tỉa lông lý tưởng nhất là vào mùa hè và mùa xuân. Lúc này, tỉa phần lông lưng, mông và cổ chó cho gọn gàng sẽ giúp cún cưng mát mẻ vừa đỡ công dọn lông. Ngoài ra, chủ nuôi bắt buộc phải tỉa lông khi chó bị mắc các bệnh về da để tiện cho việc bôi thuốc và hạn chế nhiễm trùng. Đặc biệt, hãy thường xuyên quan sát lông gan bàn chân của chó, khi thấy chúng rậm lên thì hãy tỉa ngay, điều này nhằm đảm bảo khả năng thoát mồ hôi qua đệm chân của chó Alaska. Chăm sóc móng: Cắt móng cho chó cũng cần được thực hiện thường xuyên. Bộ móng dài không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn có thể làm tổn thương đến chú chó và người tiếp xúc với nó. Do đó, chúng ta cần tỉa móng cho chó định kỳ 2 tuần một lần. Lưu ý là cắt vừa phải, đừng cắt quá sát sẽ khiến chó bị đau và ảnh hưởng đến việc di chuyển.Huấn luyện chó Alaska đúng cách
Chó Alaska là giống chó thể thao, chó kéo xe ưa vận động. Do đó chúng luôn dư thừa năng lượng và thể lực. Chính vì vậy, ngoài chế độ vận động, bạn cần cung cấp cho bé những bài huấn luyện phù hợp. Tuy có thân hình khá đồ sộ nhưng tính cách của Alaska rất tươi sáng và thân thiện. Chúng gần như vô hại, không thích tấn công, cũng không chủ động gây sự. Tuy nhiên, trong trường hợp bị kích động và gây sự trước, Alaska sẽ không ngại đáp trả. Do đó, để phòng ngừa bất trắc bạn vẫn nên huấn luyện nó. Việc huấn luyện chó Alaska khá nhẹ nhàng và dễ dàng hơn nhiều so với các giống Husky, Becgie hay Doberman, vì chúng ham học hỏi, hiền lành và rất vâng lời. Hãy nhớ rằng, cách nuôi chó Alaska đúng là phải huấn luyện chó từ khi còn bé. Vì lúc này chúng học nhanh, nhớ lâu. Đặc biệt, Alaska con sẽ xem bạn là bầy đàn của chúng và nghe lời tuyệt đối. Với những bạn chưa có kinh nghiệm nuôi chó Alaska nhưng lại mua chó trưởng thành, thì tốt nhất nên đưa bé đến các trại huấn luyện để được hỗ trợ nếu có điều kiện.Các vật dụng cần thiết khi nuôi Alaska
Ngoài những kiến thức và kinh nghiệm nuôi chó Alaska, trước khi đón bé về nhà bạn cũng phải trang bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như sau:- Chuồng, ổ ngủ hoặc lồng nuôi
- Lồng di chuyển chuyên dụng cho chó
- Dây dắt và vòng cổ
- Rọ mõm
- Sữa tắm, bàn chải đánh răng, lược chải lông
- Bát ăn, bát uống nước
- Kìm cắt móng
- Đồ chơi, đồ chó chó gặm và các dụng cụ huấn luyện chó
Related Posts