Bệnh Parvo ở chó hay tên gọi đầy đủ là Bệnh Parvovirus do virus Parvovirus gây ra. Đây là một trong những căn bệnh khá nguy hiểm ở chó dù đã có vắc xin phòng ngừa và chú chó nhà bạn cũng đã tiêm thì vẫn có nguy cơ mắc phải và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chó vô cùng lớn. Bệnh Parvo có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao và căn bệnh này hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Tỷ lệ cún cưng hồi phục sẽ dựa vào thể trạng cơ thể cũng như chế độ chăm sóc chúng trong quá trình chó bị bệnh. Để có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh mà nhiều chú chó dễ mắc phải này, thì đừng bỏ qua bài viết sau nhé!
Bệnh Parvovirus ở chó
Parvo là bệnh gì?
Bệnh Parvo có tên khoa học là Canine Parvovirus hay còn được biết đến cái tên bệnh viêm ruột – dạ dày. Bệnh này do virus Parvovirus gây nên và vì vậy mà còn gọi là bệnh parvovirus. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao, tỷ lệ tử vong >80% chỉ trong thời gian ngắn.
Bệnh Parvo hiện chưa có thuốc đặc trị mà chỉ có thuốc hỗ trợ vậy nên đây được xem là căn bệnh khá nguy hiểm. Bệnh dễ bùng phát khi trời chuyển mùa, nắng mưa thất thường hoặc nóng lạnh đột ngột.
Dấu hiệu chó bị Parvo
Do sự diễn biến bệnh nhanh nên có thể gây tử vong từ 2 – 3 ngày kể từ khi có những triệu chứng đầu tiên, nếu chó nhà bạn có những triệu chứng dưới đây thì không được bỏ qua mà cần mang chó đến gặp bác sĩ ngay:
- Mệt mỏi, ủ rũ, buồn bã, không chịu chơi đùa.
- Lượng dinh dưỡng nạp vào ít, tuy nhiên bụng chó vẫn to.
- Nhiệt độ cơ thể thay đổi thất thường, bạn cần kiểm tra xem chó nhà bạn có sốt không.
- Trường hợp nặng thì chó có thể bị tiêu chảy có máu. Cơ thể chó mất nước tạo điều kiện thuận lợi cho virus hoàn thành.
- Kiểm xem phân chó có gì bất thường không: quá lỏng, màu sắc lạ, có máu.
Thời gian ủ bệnh Parvo ở chó
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường dễ thành dịch nhất vào lúc thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều…
Thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 4 – 14 ngày, và sự phát tán virus bắt đầu sau vài ngày trước khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng.
Bệnh Parvo trên chó thường biểu hiện ở các dạng như: dạng đường ruột, dạng viêm cơ tim, dạng viêm ruột kết hợp.
Chó bị Parvo có tỷ lệ sống là bao nhiêu?
Tỷ lệ sống cho chó bị Parvo có cao không?
Khả năng mắc virus bệnh này ở chó con là cao nhất. Nếu tình hình chó bị Parvo diễn biến xấu thì tỷ lệ sống sót là vô cùng thấp và có thể sẽ chết sau vài giờ đồng hồ kể từ khi nhiễm bệnh.
- Phụ thuộc vào từng giai đoạn
Tỷ lệ sống của chó bị bệnh Parvo được chia theo các giai đoạn:
- Giai đoạn đầu xảy ra ở thể viêm cơ tim. Chó có tỷ lệ sống sót từ 40% – 50%.
- Nếu đang trong thời gian điều trị bệnh thì đây là giai đoạn lâm sàng và cơ hội sống sót sẽ cao hơn. Khoảng 68% – 92%.
- Theo lời của các bác sĩ, nếu chó bị Parvo đã vào giai đoạn cuối thì thường sẽ không qua khỏi. Và tỷ lệ tử vong lên đến mức 98%.
- Tuy nhiên tỷ lệ sống sót còn phụ thuộc nhiều vào sự chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác và mức độ điều trị nhanh chóng kịp thời.
- Phụ thuộc vào dạng bệnh
Bệnh Parvo xuất hiện dưới hai dạng khác nhau: cơ tim và đường ruột. Parvo diễn biến ở đường ruột sẽ phổ biến hơn. Chủ yếu là chó từ lúc 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi. Ngược lại, dạng tim thường hiếm gặp. Tuy nhiên khi nhiễm bệnh thì tỷ lệ tử vong ngay lập tức là khá cao. Bệnh chủ yếu sẽ nhắm vào những chú chó con nhỏ hơn 8 tuần tuổi.
Bệnh Parvo ở chó có khả năng lây sang người không?
Bệnh Parvo là do virus gây nên. Khi phân, hay dịch tiết từ chú chó nhiễm bệnh thải ra môi trường sẽ nhanh chóng bị phát tán. Tuy nhiên, bệnh này chỉ lây từ chó sang chó, chứ không lây sang mèo hay những động vật khác. Đặc biệt là con người. Nhưng chúng ta cũng không được chủ quan bởi virus sẽ tiến hóa rất nhanh, chúng có thể đe dọa đến con người bất cứ khi nào. Vì vậy khi phát hiện ra mầm bệnh cần phải điều trị triệt để, tổng vệ sinh môi trường sống thật sạch sẽ.
Phương pháp điều trị bệnh Parvo ở chó
- Chẩn đoán
Bước 1: Điều tra thông tin thú cưng gồm giống chó, tuổi, giới tính, sổ tiêm phòng, lịch sử bệnh án
Bước 2: Khám lâm sàng
Bước 3: Lấy mẫu tiến hành làm phản ứng elisa. Ngoài ra các chỉ số bạch cầu, limpho, natri, kali, albumine,… cũng là một trong các cơ sở quan trọng.
Bước 4: chụp x – quang để chắc chắn không bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý khác.
- Điều trị
Phương pháp điều trị Parvo hiện tại tập trung vào điều trị các triệu chứng, phòng tránh nhiễm khuẩn thứ phát.
- Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chống ói, thuốc bổ, thuốc kháng sinh để hạn chế lại nhiễm trùng thứ phát. Thời gian này chó sẽ không thể ăn thức ăn thông thường. Vì đường ruột quá yếu không thể tiêu hóa được thức ăn. Thuốc bổ sẽ giúp thay thế thức ăn thông thường.
- Bác sĩ sẽ truyền nước cho chó để bổ sung lượng nước và chất điện giải bị mất do tiêu chảy, nôn mửa.
- Khi chó đã qua cơn nguy kịch, có dấu hiệu hồi phục bác sĩ sẽ cho cún ăn thức ăn dễ tiêu như cháo loãng, liên tục trong 7 ngày. Chia nhỏ các bữa ăn nhằm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
- Chó sau khi bị Parvo cần cách ly với những chú chó khác ít nhất trong vòng 2 tháng.
Phòng ngừa bệnh Parvo ở chó
Phòng ngừa bệnh Parvo ở chó thế nào?
Để phòng tránh chó không bị nhiễm bệnh Parvo, tốt nhất bạn nên tiêm phòng vacxin đầy đủ cho bé đúng định kỳ. Tuy nhiên để phòng tránh tốt, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây để chó của bạn được an toàn và khỏe mạnh.
- Cung cấp cho chó cưng một chế độ dinh dưỡng tốt
- Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ khay đựng đồ ăn, đồ uống của chó
- Làm sạch và sát trùng thường xuyên môi trường sống, chuồng trại, dụng cụ chăm sóc
- Parvo có thể lây nhiễm từ các mầm bệnh chó hoang, nơi từng có chó bệnh, tử vong do virus. Nên bạn cần chú ý để cách ly những con khác, và nên nhớ là tốc độ lây lan của chúng khá nhanh.
- Cẩn thận với những chó đã được chữa trị Parvo: vì Parvo là một virus dai dẳng, không dễ bị phân hủy. Chính vì vậy mà cũng cần cách ly chó khỏi bệnh từ 3 -6 tháng với những chú chó khỏe mạnh.
Một số lưu ý khi phát hiện chó đã bị nhiễm Parvovirus
- Vệ sinh sạch sẽ không gian môi trường sống, sinh hoạt. Tiệt trùng hoặc thay mới hết vật dụng của chó bị nhiễm bệnh cùng các chú chó khác cùng sống trong gia đình.
- Kiểm tra sức khỏe, theo dõi tình trạng của tất cả chú chó ở trong nhà.
- Nếu điều trị ngoại trú thì kiên trì đưa chó đi truyền nước liên tục ngày 2 lần, nếu là chó con.
- Thường xuyên xoa đầu, vuốt ve và động viên cún yêu.
- Không để chó nằm đất, cố gắng giữ thân nhiệt ổn định nhất cho bé.
- Tuyệt đối không ép chó ăn uống, để tránh chúng bị nôn mửa, việc truyền nước và thuốc bổ đã thay thế cho việc ăn uống hằng ngày của chó.
Bệnh Parvo là một trong những căn bệnh mà khá nhiều chú chó dễ bị mắc phải và cũng là căn bệnh vô cùng nguy hiểm ở chó nếu không được phát hiện kịp thời. Bài viết trên chúng tôi đã trình bày khá nhiều thông tin vô cùng bổ ích về căn bệnh này, hy vọng chúng sẽ hữu ích cho bạn, giúp bạn có thể chăm sóc tốt hơn cho bé cưng cũng như nhanh chóng xử lý trong trường hợp chó nhà bạn bị mắc phải bệnh này. Hãy cố gắng cho chú chó của bạn tiêm đầy đủ vắc xin, tập luyện đầy đủ cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sự đề kháng của cơ thể tốt hơn hạn chế chó bị bệnh.