Giai đoạn yếu ớt và cần được chăm sóc nhất của mỗi chú chó là lúc mới sinh, vì vậy nếu nhà có chó sơ sinh thì bạn nhất định phải biết những cách chăm sóc chó con mới đẻ và cách làm chó con không sủa về đêm được chia sẻ trong bài viết dưới đây. Thông tin này rất cần thiết đối với những bạn nhà có chó mẹ mới sinh con nhưng không may chó mẹ mất sớm và bạn phải tự chăm sóc những chú chó con.

chăm sóc chó con mới đẻ

Cách chăm sóc chó con mới đẻ không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ (Ảnh: Internet)

Cách chăm sóc chó con mới đẻ

Chăm sóc chó con mới đẻ cần chú ý rất nhiều vấn đề khác nhau từ chỗ ở đến chế độ ăn uống, vệ sinh… Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần chuẩn bị tốt những điều sau đây là có thể yên tâm nuôi dưỡng các bé cún lớn lên khỏe mạnh.

Chuẩn bị chỗ ở phù hợp với chó con

Thông thường sau khi sinh chó mẹ sẽ tìm một nơi thật ấm áp, mềm mại và không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp để cho chó con nằm. Vì vậy, trường hợp không có chó mẹ bạn cũng phải tạo môi trường sống tương tự để chó con sinh trưởng. Có thể lắp thêm đèn sưởi ấm, đảm bảo mức nhiệt ổn định cho cún ở những nơi có khí hậu lạnh.

Chó con sau sinh 1 tuần có thân nhiệt khá thấp, khoảng từ 34 – 35 độ C nên cần được giữ ấm và duy trì thân nhiệt bình thường để giảm tỉ lệ chó con chết yểu sau sinh do vấn đề chăm sóc thân nhiệt.

Cách cho chó con ăn

Chó con cần ăn từ 6 – 8 bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 tiếng. Đối với các chú chó quá yếu, số bữa ăn cần tăng lên nhưng vẫn đảm bảo lượng thức ăn vừa đủ, không cho cún ăn quá no làm ảnh hưởng đến sức chứa của dạ dày.

Chó con mới sinh được uống sữa mẹ là tốt nhất vì sữa chó mẹ chứa nhiều kháng thể giúp chó con chống chọi lại bệnh tật. Lưu ý: Trong cùng một lứa, con sinh cuối cùng thường là yếu nhất nên bạn cần ưu tiên cho con út bú sữa đầu để cung cấp nguồn kháng thể cần thiết, hỗ trợ chó con khỏe mạnh và nhanh lớn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sữa non có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao gồm vitamin, protein, các chất chống oxy hóa thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Các kháng thể miễn dịch ban đầu có vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng bảo vệ, miễn nhiễm các bệnh truyền nhiễm cho chó con. Đặc biết, nếu chó mẹ được tiêm vaccine trước khi mang thai 1 tháng thì kháng thể trong sữa mẹ có thể bảo vệ chó con đến 16 năm. Do đó, chó con nên được cho bú mẹ càng sớm càng tốt.

cho chó con uống sữa ngoài

Chó con có thể uống thêm sữa ngoài để bổ sung dưỡng chất (Ảnh: Internet)

Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho chó con

Ngoài sữa mẹ bạn cũng có thể cho chó con uống sữa công thức dành riêng cho chúng nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia ở cửa hàng thú cưng. Chó con từ 5 ngày tuổi trở lên uống được sữa đã hâm nóng cho bào bình có núm vú cao su. Thời gian sau bạn dần thay thế bình bằng khay đựng hoặc dĩa để cún tập liếm thức ăn đều được. Lượng sữa trung bình trong 1 ngày của 1 chú cún là 100 – 200ml, thời gian uống kéo dài khoảng 120 ngày.

Chó con trên 15 ngày tuổi ăn được cháo sữa có thịt bằm từ 1 – 2 bữa mỗi ngày. Bạn cũng có thể cho chúng ăn cháo gạo khi đạt 21 ngày tuổi. Cháo nên nấu nhừ, trộn thêm thịt băm với lượng vừa đủ và cho cún ăn 2 bữa/ngày.

Từ ngày thứ 30 trở đi, chó con cần được cung cấp thêm rau củ quả, các loại vitamin A, D, khoáng đa lượng và vi lượng để hỗ trợ phát triển sự trao đổi chất và đẩy nhanh quá trình hình thành khung xương.

Hướng dẫn tiêm phòng cho chó con mới sinh

Từ tuần thứ 3 sau sinh, bạn nên đưa chó con đến cơ sở khám thú y để kiểm tra và bắt đầu tiêm phòng ở tuần thứ 4 – 6. Cần đảm bảo thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để sức khỏe chó con được tốt nhất.

tiêm phòng cho chó

Chó con cần được tiêm phòng để tăng sức đề kháng (Ảnh: Internet)

Cách làm chó con không sủa về đêm

Nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng chó con sủa vào đêm

Chó con sủa về đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến một vài nguyên nhân cơ bản sau:

Chó con mới về nhà

Khi về nhà mới chó con thấy lo sợ và sủa nhiều về đêm là điều dễ hiểu. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần giúp chó con làm quen với môi trường sống mới, tạo cho chúng cảm giác an toàn.

  • Dấu hiệu nhận biết: chó con chán nản, chỉ nằm im trong chuồng cả ngày, sủa về đêm để thể hiện sự lo lắng, sợ hãi. Tâm trạng của chúng sẽ tốt hơn nhiều khi không ở trong chuồng.
  • Cách khắc phục: đưa chó con ra ra chỗ cách xa chồng để ngủ hoặc làm cho chúng một chuồng mới phù hợp hơn.

Chó con nhạy cảm với tiếng ồn

Một số chú chó rất mẫn cảm với tiếng ồn như tiếng lá cây rì rào, tiếng xe cộ chạy ngoài đường… nên khi nghe những tiếng này chúng sẽ tỏ ra cảnh giác cao độ, đồng thời trở nên cân thẳng và sủa nhiều hơn. Trong trường hợp này, bạn đừng la mắng chó con mà hãy từ từ an ủi để chúng lấy lại tinh thần.

  • Dấu hiệu nhận biết: chó con giật mình, hay tỉnh dậy vào ban đêm và sủa tiếng kêu thể hiện sự hoảng sợ.
  • Cách khắc phục: vấn đề này nằm ở chỗ dây thần kinh của chó con không ổn định và bạn cần lên một kế hoạch cụ thể để giúp chúng. Cách tốt nhất là sắp xếp cho chó con ở nơi có ít tiếng ồn hoặc dùng vải dày che chắn chuồng nhằm hạn chế tối đa tiếng ồn khiến thú cưng khó chịu. Ngoài ra, nếu tìm ra nguồn gốc âm thanh ở đâu, bạn có thể giải quyết để cún thấy dễ chịu hơn. Trong một số trường hợp đặc biệt, cún cần được uống thuốc mới ổn định lại tinh thần. Tuy nhiên, việc dùng thuốc nên kết hợp với huấn luyện, giúp chó con thích ứng với tiếng ồn dễ dàng hơn.

chó con giật mình

Tiếng ồn có thể làm chó con giật mình và sủa vào ban đêm (Ảnh: Internet)

Chó con cảm thấy khó chịu

Chó con sẽ thấy khó chịu và không thoải mái khi thời tiết thay đổi hoặc trong người cảm thấy không khỏe.

  • Dấu hiệu nhận biết: chó con thút thít cả đêm, miễn cưỡng đến chỗ ngủ. Cần chú ý xem chúng có bị đau xương khớp hoặc cảm lạnh không.
  • Cách khắc phục: lót đệm và chăn ấm cho cún con để giữ ấm hoặc mua chuồng có chế độ sưởi ấm để chó con không sủa về đêm. Nếu đã áp dụng các cách nhưng chó con vẫn sủa thì bạn nên mang cún đến gặp bác sĩ thú y.

Chó con cảm thấy chán nản

Trường hợp chó con không muốn chạy nhảy khi ở ngoài chơi và về đêm không ngủ được mà chỉ sủa là do có thể chúng đang cảm thấy buồn chán.

  • Dấu hiệu nhận biết: tần suất chạy nhảy của chó con giảm, đôi khi chúng chỉ ngồi im một chỗ.
  • Cách khắc phục: thử chơi đùa với cún con mỗi ngày để giúp chúng cải thiện tâm trạng, trở nên vui vẻ hơn và quên đi sự mệt mỏi. Bạn có thể dắt chó đi dạo để giải tỏa năng lượng.

Chó con cảm thấy cô đơn

Một số chú chó sủa về đêm là do chúng thấy cô đơn, lâu dần sẽ dẫn đến sợ hãi.

Dấu hiệu nhận biết: chó con không chịu ngủ trong chuồng hoặc một nơi tách biệt với chủ nhân. Đôi lúc dù được nằm với mẹ và an em nhưng chúng vẫn kêu.

Cách khắc phục: cho cún được ngủ cạnh bạn và gia đình bằng cách đặt giường của chúng gần phòng ngủ của chủ nhân để mang lại cảm giác an toàn.

chó con sủa về đêm

Khiến cún cảm thấy an tâm là cách làm chó con không sủa về đêm tốt nhất
(Ảnh: Internet)

Các cách làm chó con không sủa về đêm khác

Bên cạnh những nguyên nhân và biện pháp ở trên thì vẫn còn một số cách làm chó con không sủa về đêm khác mà bạn có thể áp dụng. Cụ thể như sau:

  • Cho chó con tăng cường vận động, tập thể dục
  • Tạo cho cún một không gian thoải mái. Bạn có thể thay cho chúng chiếc giường tốt hơn hoặc để chúng ở trong phòng của mình.
  • Cho chó con dùng các sản phẩm hỗ trợ ổn định tâm trạng. Hạn chế cho cún ngủ một mình ngoài trời hoặc trong thùng giấy vì cún con sẽ cảm thấy bị bỏ rơi và cô đơn.
  • Không nên thay đổi môi trường xung quanh chó con đột ngột mà hãy từ từ theo cách tích cực nhất có thể.

Qua những chia sẻ ở trên, Zoi Pet hi vọng bạn đã biết cách chăm sóc chó con mới đẻ và cách làm chó con không sủa về đêm. Hãy lưu lại những thông tin hữu ích để áp dụng khi cần thiết nhé. Cún con cũng giống như em bé, vì vậy bạn cần chăm sóc chúng thật cẩn thận và yêu thương nhiều để chúng lớn lên khỏe mạnh và thông minh.

Similar Posts