Về tình trạng da liễu thì việc chó bị nổi mẩn đỏ là một trong những loại bệnh khá phổ biến. Việc chó bị nổi mẩn đỏ ở bụng hay khắp người rất dễ xảy ra nếu như chúng ta không vệ sinh đúng cách. Tuy nhiên bệnh nổi mẩn đỏ sẽ không quá nguy hiểm nếu như bạn điều trị kịp thời. Vậy cách điều trị chó bị nổi mẩn đỏ như thế nào? Tất cả sẽ được Zoi pet giải thích ngay bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân chó bị nổi mẩn đỏ khắp người
Da là một trong những bộ phận bao bọc toàn bộ cơ thể và bảo vệ cơ quan bên trong. Cũng vì thế mà da rất dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công. Điều này làm cho da của thú cưng bị nhạy cảm với môi trường ở bên ngoài hơn. Biểu hiện của sự nhạy cảm này là những nốt mẩn đỏ xung quanh của chó với nguyên nhân thường thấy là do:
Do ký sinh trên da
Vấn đề về các sinh vật ngoại ký sinh ở da là một trong những nguyên nhân thường thấy nhất ở chó. Các vật ký sinh này thường là ve, bọ chét chúng thường bám vào da của thú cưng và hút máu, chất dinh dưỡng. Điều này làm cho cún yêu của bạn sẽ bị ngứa ngáy, cơ thể bị nổi mẩn đỏ cùng với dấu hiệu mệt mỏi.
Một trong những loại ký sinh nguy hiểm ở nhóm này là vi khuẩn có tên là Demodex Canis hay chúng ta thường gọi là xà mâu. Chúng có thể gây viêm da nặng trên các tuyến nang lông và tuyến bã nhờn. Khi phát triển mạnh chúng làm giảm hệ miễn dịch của chó. Viêm da từ Demodex còn gây rụng lông nhiều trên cơ thể và các khoản rụng bị lan dần khắp cơ thể. Nếu không có cách phòng ngừa triệt để loại ký sinh này, chó dễ bị ngứa và dùng chân cào cấu gây tình trạng tổn thương nặng hơn.
Do dị ứng
Dị ứng là một trong các lý do khiến chó bị nổi mẩn đỏ khá phổ biến. Trong quá trình hoạt động, vui chơi của chó có thể bị bám dính các loại cỏ dại gây ngứa. Hoặc có thể do đụng vào các loại hóa chất gây dị ứng trên da.
Ngoài ra, một số bé cún có thể bị dị ứng bởi các loại thức ăn khác. Thông thường các loại thực phẩm dễ gây tình trạng nổi mẩn đỏ cho chó là thịt bò, gà hoặc sữa. Đối với thức ăn chứa hàm lượng đạm cao này sẽ biểu hiện ở thời gian sau trong quá trình tiêu hóa.
Do di truyền
Một số loài chó có cơ thể dễ bị nổi mẩn đỏ với nguyên nhân là do gen được di truyền. Trong đó phải kể đến như là Poodle, Berger thường dễ bị nổi mẩn ở vị trí ngay bụng. Trong khi đối với Golden Retrievers thì lại dễ mắc phải ichthyosis tạo nên những vết rạn ở bụng nhiều hơn hẳn các loài khác.
Còn đối với các giống chó Samoyed ở Bắc Cực do cơ thể bị nhạy cảm với Kẽm mà rất dễ bị các bệnh liên quan đến da liễu. Riêng với Cocker Spaniels thường dễ tạo gàu trên lông gây ngứa và khó chịu cho chúng.
Do mất cân bằng nội tiết
Dấu hiệu nổi mẩn đỏ do nội tiết tố khó phát hiện và thường bị nhầm với những nguyên nhân khác. Trong khi bệnh suy giáp và hội chứng Cushing lại là trường hợp phổ biến. Nguyên nhân là do chó không sản sinh đủ các hormon tuyến giáp cho cơ thể làm chúng bị tăng cân lên. Đi cùng đó là da bị xỉn màu và lông mỏng và càng thưa hơn. Các lông ở vùng bụng thường trụi gần như hoàn toàn và làm cho chúng dễ bị nhiễm trùng da.
Các biểu hiện này thường xuất hiện khi chó ở độ tuổi 4 đến 10 tháng tuổi. Người nuôi cần phải theo dõi các thói quen cũng như biểu hiện thường ngày để phát hiện sớm nhất.
Dấu hiệu khi chó bị nổi mẩn đỏ
Thông thường, các triệu chứng mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy nhất khi phát hiện chó nổi mẩn đỏ thường là:
- Xuất hiện các nốt mụn và có mủ trên da
- Ở các vùng mẩn đỏ thường bị rụng lông thành từng mảng và lan rộng dần.
- Vùng da nếu bị nhiễm trùng nặng có thể dẫn tới loét, lở
- Dịch từ các vùng da bị nhiễm chảy ra thành các vệt vàng, nhớt
- Chó có cảm giác ngứa và thường xuyên dùng chân gãi gây thêm tổn thương
- Phần lông xuất hiện các mảng gàu và có mùi hôi đặc trưng
- Chó sẽ bị biếng ăn cho khó chịu dẫn đến cơ thể cũng ốm yếu thêm.
Chó bị nổi mẩn đỏ ở bụng, khắp người nên được điều trị như thế nào?
Tùy vào nguyên nhân mà sẽ có những cách để điều trị khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho chó bạn vẫn nên tham khảo ý kiến từ các cơ sở thú y hoặc bác sĩ có chuyên môn để có phương pháp điều trị hợp lý nhất.
Một số phương pháp điều trị được dùng phổ biến nhất với dấu hiệu nổi mẩn đỏ là:
- Dùng thuốc kháng sinh để giảm hiện tượng kích ứng cho thú cưng. Hai loại kháng sinh được dùng phổ biến là Steroid và Histamin, giúp giảm ngứa và dễ chịu hơn cho chó. Tuy nhiên, không nên sử dụng kháng sinh thời gian dài dễ bị tác dụng phụ lên gan và thận.
- Đối với các loại ký sinh như ve chó, bọ chét bạn có thể dùng các loại thuốc để xịt ngoài da giúp tiêu diệt chúng. Kết hợp với các loại sữa tắm dành riêng cho chó để loại bỏ đi ký sinh bám ở da.
- Ghẻ Demodex sẽ cần thời gian điều trị lâu hơn dựa vào phác đồ điều trị của bác sĩ thú y. Thông thường sẽ từ 4 đến 6 tháng chó mới có thể dứt điểm hoàn toàn bệnh xà mâu này.
- Kiểm tra thức ăn loại bỏ thực phẩm bị dị ứng, kết hợp cùng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác để cung cấp cho chó khi bị dị ứng. Loại thực phẩm được các bác sĩ khuyến khích thường là Protein và các Axit béo thiết yếu.
- Vệ sinh khu vực ở sạch sẽ cũng là cách để hạn chế nổi mẩn đỏ ở chó. Thường xuyên giặt giũ đệm lót và quần áo thú cưng.
- Đưa chó đi khám bệnh định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về dấu hiệu của Chó bị nổi mẩn đỏ và cách điều trị cho chúng. Thông thường, các bệnh về da liễu của thú cưng dễ xuất hiện và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp không tự điều trị được, bạn nên đưa thú cưng vào các cơ sở thú y uy tín để được hỗ trợ tốt nhất nhé!