Cá ba đuôi có ngoại hình xinh xắn và đáng yêu nên đã trở thành thú cưng của rất nhiều người, không chỉ có các bạn trẻ mà ngay cả người lớn tuổi cũng cực kỳ yêu thích loài cá này. Cá ba đuôi nói khó nuôi cũng không phải, dễ nuôi cũng không đúng vì nếu hiểu về chúng bạn sẽ có được một hồ cá đẹp ưng ý. Xem ngay những chia sẻ bên dưới để tích lũy thêm kinh nghiệm nuôi cá ba đuôi cực hay và hữu ích nhé.

ca-ba-duoi

Giới thiệu về cá ba đuôi

Nguồn gốc cá ba đuôi

Cá ba đuôi có tên khoa học là Cyprinidae, thuộc họ cá Chép. Giống cá này còn sở hữu nhiều tên gọi khác như cá vàng hoặc cá tàu. Cách đây hơn 1000 năm, cá ba đuôi được người Trung Quốc thuần hóa và lai tạo từ cá chép sông châu Á Carassius Gibelio. Chúng chủ yếu sống trong môi trường nước ngọt, phân bố tại vùng Đông Nam Á và Bắc Á. 

Đặc điểm cá ba đuôi

  • Phần đuôi xòe thành 3 tia, tạo nên dáng vẻ thướt tha khi bơi. Đuôi chia làm 3 loại chính là xòe, quạt và sao chổi. 
  • Bụng lớn quá mức so với cơ thể tạo nên phần lưng gù đặc trưng. 
  • Gam màu phổ biến của giống cá này là vàng cam nhưng chúng cũng có cả màu đen, trắng, đỏ xen lẫn nhau. 
  • Cá vàng trưởng thành thường dài từ 8 – 13cm. Một chú cá được đánh giá đẹp phải hội tụ đầy đủ các yếu tố: đuôi voan dài, bụng lớn, màu sắc bắt mắt, vảy có ánh kim.
cham-soc-ca-ba-duoi

Các loại cá ba đuôi phổ biến 

Theo thời gian, con người đã lai tạo ra rất nhiều loài cá ba đuôi khác nhau với ngoại hình độc đáo. Dưới đây là một số loại cá ba đuôi phổ biến được yêu thích nhất hiện nay:

Cá vàng ba đuôi

Loại này có thể tìm thấy dễ dàng ở bất cứ cơ sở kinh doanh nào. Chúng giống cá nguyên thủy nhất với màu vàng và các đặc điểm hình thể đặc trưng. Một số chú cá còn có màu đen cũng rất đẹp. 

Cá ba đuôi đầu lân 

Chúng được lai tạo giữa cá vàng đuôi quạt và cá vàng Ranchu. Ngoại hình của chúng rất xinh với đuôi lớn, đầu có mảng u như đầu lân cực ấn tượng. Nhiều người tin rằng loài cá này sẽ mang đến may mắn và tài lộc cho người nuôi chúng. Về phân loại, dựa vào phần đầu, cá ba đuôi đầu lân sẽ chia thành: đầu lân thiếu đầu, đầu lân toàn đầu và đầu lân cao đầu. 

Cá ba đuôi Ranchu

Đặc điểm nổi bật nhất của Ranchu là giữa đầu và thân hơi gù xuống, tạo ra sự phân chia rõ rệt. Chúng sở hữu một quả biếu lớn, nếu không nhìn kỹ có thể nhầm với cá đầu lân. Những chú cá ba đuôi Ranchu có biếu như một chiếc mũ thường được yêu thích và lựa chọn nhiều hơn. 

Cá ba đuôi đầu sư tử 

Với phần biếu bao quanh khuôn mặt như chiếc bờm oai vệ của con sư tử, cá ba đuôi đầu sư tử rất nổi bật và cuốn hút. Phần đuôi của chúng sẽ gù cong xuống, hình dáng khá giống loài Ranchu nhưng kích thước nhỏ hơn. 

dac-diem-ca-ba-duoi

Cách chăm sóc và nuôi dưỡng cá ba đuôi khỏe mạnh 

Môi trường sống

Cá ba đuôi có thể sống trong môi trường hàm lượng oxy thấp nhưng vẫn phải đảm bảo các yếu tố sau: 

  • Độ mặn nguồn nước: không quá 10% 
  • Nhiệt độ: 19 – 20 độ C
  • Độ pH: 8.0 – 8.0
  • Độ dH (độ cứng nước): 10 – 15 

Thức ăn và khẩu phần ăn

Cá ba đuôi thích các loại thịt giàu dinh dưỡng như trùng đế giày, bọ gậy, Cyclops, giun nước… Tuy nhiên để cá lớn nhanh, khỏe mạnh và có màu sắc tươi sáng, trong khẩu phần ăn của chúng cần bổ sung thêm thực vật như bèo tấm, rễ cây… 

Thông thường, cá ba đuôi chỉ cần ăn 1 – 2 lần/ngày, tùy thuộc vào chất lượng nước và điều kiện thời tiết. Cá càng lớn càng cần ăn nhiều hơn nhưng không nên cho quá nhiều thức ăn mà cần phải kiểm soát kỹ chúng lớn khỏe, không bị bệnh. 

benh-ca-ba-duoi

Cách nuôi dưỡng cá ba đuôi 

Thời điểm cho ăn

Các chuyên gia khuyên rằng, thời điểm lý tưởng cho cá ba đuôi ăn còn tùy thuộc vào từng mùa, cụ thể như sau: 

  • Mùa xuân và hè: 6 – 7 giờ sáng 
  • Cuối thu đông: 7 – 8 giờ sáng 

Bữa thứ 2 trong ngày nên cho ăn vào lúc 3 giờ chiều khi cá có dấu hiệu đói và tìm thức ăn. 

Cá ba đuôi nên nuôi với những loài cá nào?

Tốt nhất không nuôi cá ba đuôi chung với những loại cá khác vì nếu xảy ra va chạm cá sẽ dễ bị chết. 

Thay nước 

Không nên dùng nước máy để nuôi cá ba đuôi vì nước này đã lọc qua, không đủ dưỡng chất cho cá phát triển và còn tồn tại một số chất khử trùng như Cl, Fl… làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Trường hợp bắt buộc phải dùng nước máy, bạn cần khử clo hoặc phơi nước dưới ánh nắng mặt trời vài giờ và phải đảm bảo các chỉ số nhiệt độ, pH, dH đều đạt chuẩn trước khi thả cá vào. 

Một số lưu ý quan trọng khác 

  • Không nuôi nhiều cá trong bể nhỏ khiến cá bị thiếu nước và oxy. 
  • Trước khi cho cá ăn rễ cây cần kiểm tra xem rễ có chứa ký sinh trùng hoặc trứng ký sinh trùng hay không. 
  • Trang bị bộ lọc cho hồ để tạo môi trường tốt nhất cho cá ba đuôi sinh sống. 
  • Đảm bảo lượng ánh sáng chiếu vào hồ ở mức vừa đủ để cá chuyển hóa canxi, vitamin D và có màu sắc đẹp hơn. 
nhan-giong-ca-ba-duoi

Cách nhân giống cá ba đuôi

  • Bước 1: dùng chậu nhỏ có các loài cây thủy sinh (bèo, rong) để làm chỗ cho trứng bám vào và cá con trú ẩn. 
  • Bước 2: Thả cá trống vào chậu. Sau đó, dùng tay vuốt dọc theo thân bụng cá đến chỗ cơ quan sinh dục để cá tiết ra tinh trùng đến hết. 
  • Bước 3: Vuốt dọc bụng cá mát để cá đẻ trứng trong khu vực có tinh trùng của cá trống.
  • Bước 4: Tách cá trống và mái ra. 
  • Bước 5: Kiểm tra trứng, không để trứng rơi xuống đáy bể. 
  • Bước 6: Đợi cá con nở và chăm sóc theo chế độ riêng. 

Top 7 bệnh thường gặp ở cá ba đuôi và cách điều trị 

Cá ba đuôi bị bệnh đốm trắng 

  • Biểu hiện: xuất hiện các đốm trắng lan trên thân và vây của cá, cá mệt mỏi, lờ đờ. 
  • Cách điều trị: vệ sinh sạch sẽ hồ, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cá và dùng thuốc theo hướng dẫn của người có chuyên môn. 

Cá ba đuôi bị thối đuôi, mục đuôi 

  • Biểu hiện: vây và đuôi cá bị hoại tử đến biến dạng, cá bơi khó khăn. 
  • Nguyên nhân: cá bị stress nặng nên quẫy mình, mật độ cá trong hồ quá lớn hoặc cá bị va đập với các tiểu cạnh sắc nhọn trong hồ. Ngoài ra nguồn nước bị bẩn và ký sinh trùng cũng có thể khiến cá bị mắc bệnh này. 
  • Cách điều trị: vệ sinh hồ, loại bỏ các vật nhọn, không nuôi quá nhiều cá trong hồ. 

Cá ba đuôi bị nấm 

  • Biểu hiện: trên cơ thể cá có các vết màu nâu, xám hoặc đỏ đậm. 
  • Nguyên nhân: do ký sinh trình, nước ô nhiễm hoặc cá bị xây xát. 
  • Cách điều trị: làm sạch nước trong hồ, thêm muối theo tỉ lên 1 – 3g/ 1 lít nước để khử trùng cho cá. 

Cá ba đuôi bị táo bón

  • Biểu hiện: cá khó đi đại tiện, phân thường dính ở hậu môn. 
  • Nguyên nhân: thực đơn cho cá không cân bằng, ít thực vật. 
  • Cách điều trị: thay đổi khẩu phần ăn cho cá, bổ sung thức ăn thô, rau bina, đậu Hà Lan và sâu bọ để cá dễ đi hơn. Nếu dùng thức ăn khô, bạn cần ngâm mềm trước khi cho cá ăn để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. 
nuoi-ca-ba-duoi

Cá ba đuôi bị phù nề

  • Biểu hiện: cơ thể cá sưng phù, suy thận, vảy bong ra và tử vong. 
  • Nguyên nhân: cá bị nhiễm khuẩn.
  • Cách khắc phục: dùng thuốc chống khuẩn theo đúng hướng dẫn của chuyên gia. 

Cá ba đuôi bị bệnh bạch vân 

  • Biểu hiện: có những đốm như mây trắng ở đuôi hoặc thân cá. 
  • Nguyên nhân: do trùng roi Chilodonella piscicola hoặc lông của Kostya gây ra. 
  • Cách điều trị: pha muối loãng 2% và ngâm cá trong 30 phút, thực hiện 3 ngày liên tiếp. Bạn có thể dùng thuốc để đẩy nhanh hiệu quả chữa bệnh. 

Cá ba đuôi bị bệnh thủy nấm

  • Biểu hiện: thân cá có nhiều sợi trắng, vùng nhiễm bệnh bị viêm, thối rữa và cá rất dễ chết. 
  • Cách điều trị: thay nước hồ thật sạch sẽ, dùng xanh methylen để vệ sinh và lọc nước. Pha nước muối loãng 1 – 3g/lít để chữa cho cá bị nhiễm trùng hoặc có vết thương hở.

Những chú cá vàng bơi lội tung tăng trong bể chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều niềm vui cùng giây phút thư giãn tuyệt vời sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi. Còn chờ gì nữa mà bạn không nuôi giống cá cảnh đáng yêu này? Bí quyết đã được bật mí hết ở trên, nhớ lưu lại để áp dụng khi cần thiết nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo để cùng khám phá thế giới các loài cá nhé! 

Similar Posts