Cá lau kiếng (cá dọn bể, cá lau kính, cá tỳ bà) được nhiều người nuôi làm cảnh và giúp vệ sinh bể. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại cá này, nhất là về cách nuôi dưỡng, nhân giống và phòng chống bệnh. Nếu bạn đang có những thắc mắc liên quan đến cá lau kiếng thì đừng bỏ qua bài viết bên dưới nhé!

ca-lau-kieng

Giới thiệu về cá lau kiếng 

Nguồn gốc và đặc điểm

Cá lau kiếng có tên khoa học là Hypostomus plecostomus, chúng thuộc loài cá nhiệt đới da trơn, có xuất xứ từ Nam và Trung Mỹ. Phần miệng của chúng khá rộng, đầu lớn, da sần sùi, xung quanh miệng có một vài sợi râu. 

Chiều dài cá lau kiếng trưởng thành thường đạt từ 25 – 30cm, một số cá thể đặc biệt dài đến 50 hoặc 70cm. Trọng lượng trung bình của chúng từ 1 – 2 kg, loại lớn hơn được ghi nhận nặng 7kg. 

Phần lớn thân hình của loài cá này màu nâu sẫm, có đốm hoặc sọc sẫm màu hơn. Da của chúng thô ráp, cứng và sần sùi như một bộ vảy giáp. Trên lớp vảy sẽ có các điểm gờ như gai nhọn, ngực cá xòe rộng, vây đuôi nhỏ và dày. 

So với những loài cá cảnh khác thì tuổi thọ của cá lau kiếng cao hơn rất nhiều, trung bình khoảng 10 – 15 năm, thậm chí hơn. Một số cá thể sẽ có màu nâu đen, nâu nhạt hoặc đen thẫm kết hợp hoa văn đen trắng để ngụy trang, dễ dàng lẩn trốn kẻ thù trong các cây thủy sinh. 

dac-diem-ca-lau-kieng

Các loại cá lau kiếng phổ biến 

Hiện nay, cá lau kiếng được phân ra 150 loại khác nhau, phổ biến nhất là: 

Cá lau kiếng thường 

Chúng có kích thước từ trung bình đến to, đa số nặng khoảng 3kg. Loại này ăn tạp, ưa sống tại các vùng nước tĩnh, có khả năng biến đổi cơ thể để thích nghi với môi trường sống. 

Cá lau kiếng da beo 

Chúng còn được gọi với tên cá tỳ bà sông, cá tỳ bà beo, có vằn dọn bể. Loài cá này rất hiếm gặp nên có giá khá cao và chỉ có người thật sự đam mê chúng mới đầu tư mua về chăm sóc. 

Cá lau kiếng bướm 

Đặc điểm nổi bật nhất của chúng là kích thước nhỏ bé, thân hình dẹp, vỏ ngoài rất bắt mắt, thích hợp nuôi trong bể thủy sinh. Cá lau kiếng bướm ưa bám vào mặt kính thành bể để hút rong rêu và chất nhờn. Ở ngoài tự nhiên chúng thường bám vách đá ở sông hoặc khe suối, nơi có dòng nước chảy mạnh. 

Cá lau kiếng hoàng gia 

Cá tỳ bà sọc, cá tỳ bà hoàng gia hoặc Royal Pleco đều dùng để gọi loại cá này. Chúng có vẻ ngoài dữ tợn với đầu to, mũi hếch, vây lớn và dài. Da cá lau kiếng hoàng gia trơn, không có vảy nhưng cứng như một tấm áo giáp. Chúng có màu nâu sẫm, hơi đen, điểm trên da là các đường chỉ vàng chạy dọc cơ thể và vây. Đầu vây lưng mở rộng, màu kem đẹp mắt. Đôi mắt cá lau kiếng hoàng gia có màu đỏ rực cực ấn tượng. Răng của chúng hình chiếc thìa loe ra, sắc nhọn. 

Cá lau kiếng ngựa vằn 

Đúng như tên gọi của mình, cá lau kiếng ngựa vằn sở hữu ngoại hình độc đáo với các sọc đen chạy dọc trên nền da màu xám cực kỳ giống một chú ngựa vằn đang ở dưới nước. Loại cá này được nhiều người săn lùng vì trông cực đáng yêu, chúng chỉ dài khoảng 7 – 9cm khi trưởng thành. 

cham-soc-ca-lau-kieng

Cách chăm sóc và nuôi dưỡng cá lau kiếng 

Môi trường sống

  • Nhiệt độ và độ pH: điều kiện sống lý tưởng của cá lau kiếng là nhiệt độ 25 – 28 độ C, độ pH trong ngưỡng 6.5 – 7.5. 
  • Ánh sáng: cá lau kiếng thích ánh sáng mờ nhưng nếu nuôi trong ánh sáng mạnh chúng cũng sẽ quen dần. Nếu muốn nhìn rõ màu và vân cá, bạn nên lắp đèn trắng lạnh cho bể nuôi. 
  • Bể nuôi: tốt nhất bạn nên chuẩn bị một bể rộng, có thể trang trí cho đẹp nhưng cần hạn chế các thiết bị nhựa và đá có cạnh sắc nhọn để tránh làm tổn thương cá. Các loại gỗ lũa được làm sạch kỹ lưỡng và ngâm khử trùng trong nước clo 24 giờ là lựa chọn tuyệt vời cho bể cá lau kiếng. 
  • Hệ thống lọc nước và bơm oxy: cá lau kiếng cần nhiều oxy nên khi nuôi chúng bạn cần trang bị sủi khí hoặc hệ thống thổi luồng đánh khí. Hệ thống lọc cần hoạt động mạnh vì lượng chất thải do cá lau kiếng thải ra rất nhiều. Nếu nuôi nhiều cá lớn, bạn nên chọn hệ thống luồng thổi mạnh và hệ thống tràn dưới để tránh trường hợp cá nằm bít đầu nước ra. 

Thức ăn và khẩu phần ăn

Cá lau kiếng được chia thành 3 loại: ăn chay, ăn mặn và ăn tạp. Trường hợp bạn thích nuôi kết hợp nhiều loại cá lau kiếng khác nhau thì cần xây dựng cho chúng một thực đơn đầy đủ cả đồ mặn và chay (bí xanh, dưa leo, bí đỏ, cà rốt…). Trùng huyết và đồ ăn khô cũng là món khoái khẩu của giống cá này. Riêng với đồ khô, bạn nên chọn loại chất lượng để tăng cường dưỡng chất cho cá.

Thời điểm quan trọng nhất để cá lau kiếng ăn là vào ban đêm, vì vậy bạn có thể tắt đèn theo giờ nhất định để tập cho cá thói quen giống ngoài tự nhiên. Trong khẩu phần ăn của cá không nên có nhiều thức ăn chứa đạm cao vì dễ khiến cá bị khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa của chúng. 

nuoi-ca-lau-kieng

Cách nuôi dưỡng cá lau kiếng 

  • Cá khi mới mua về cần để trong túi bóng ngâm vào bể từ 10 – 20 phút để cân bằng nhiệt độ rồi mới vớt ra thả vào bể. 
  • Ba ngày đầu tiên khi mới nuôi không cần cho cá lau kiếng ăn. Sau đó, tiến hành cho ăn 2 lần/ngày với lượng thức ăn vừa đủ. 
  • Bể nuôi cá lau kiếng cần thay nước 3 ngày/lần, mỗi lần thay giữ lại 1/3 lượng nước cũ. Nước nuôi cá trước khi sử dụng phải phơi ngoài nắng từ 2 – 3 ngày, nhiệt độ nước không chênh lệch quá 2 độ C so với nước cũ. 
  • Không tự ý dùng muối hoặc thuốc để điều trị bệnh cho cá vì chúng rất sợ muối và nhạy cảm với các loại thuốc. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để biết cách dùng thuốc theo đúng liều lượng hợp lý. 
  • Có thể nuôi cá lau kiếng với các giống cá cỡ lớn còn cá nhỏ, nhất là cá bảy màu thì không nên nuôi chung. Lí do là vì cá lau kiếng có thói quen bám và hút nhớt trên mình cá khác nên có thể khiến cá nhỏ bị thương hoặc stress. 
  • Đặt bể cá lau kiếng ở nơi thoáng mát, không âm u hoặc quá tối tăm nhưng cũng cần tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào. 
nhan-giong-ca-lau-kieng

Cách nhân giống cá lau kiếng 

Hiện nay, quá trình nhân giống cá lau kiếng trong điều kiện nuôi nhốt khá khó khăn vì ngoài tự nhiên chúng thường sinh sản trong hang động nhỏ và cá mẹ sẽ đẻ khoảng 300 trứng trên bề mặt phẳng. Trong suốt mùa sinh sản, cá đực có nhiệm vụ bảo vệ hang đến khi trứng nở. 

Các bệnh thường gặp ở cá lau kiếng và cách phòng trị

Cá lau kiếng bị chết đột ngột 

  • Nguyên nhân: bị tấn công dữ dội, không thể ăn do rêu quá dày, trong nước bị nhiễm muối. 
  • Các phòng tránh: duy trì môi trường sống an toàn cho cá, tuyệt đối không cho muối vào bể, vệ sinh bể thường xuyên và đúng cách. 

Cá lau kiếng bị bệnh ngoài da

Một số bệnh ngoài da cá lau kiếng thường mắc phải như lở loét, rận cá, đốm trắng… Nguyên nhân là do bể nuôi bị ô nhiễm. Để phòng tránh các bệnh về da cho chúng, bạn cần định kỳ thay nước, loại bỏ các chất bẩn, không để các loại vi trùng, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển. 

benh-ca-lau-kieng

Cá lau kiếng bị bệnh đường ruột 

  • Dấu hiệu nhận biết: cá đi ngoài phân trắng hoặc bị sình bụng, thâm chí cá có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 
  • Nguyên nhân: chế độ ăn uống ko hợp lý, thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh. 
  • Các chữa trị: đến các trung tâm uy tín để được tư vấn về thuốc điều trị, không được tự ý dùng thuốc cho cá. 

Hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và nuôi cá lau kiếng. Nếu bạn cần tư vấn về các loại cá cảnh thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé!

Similar Posts