Ở nước ta cá bảy màu (cá guppy) được nuôi rất phổ biến. Không chỉ nổi bật với nhiều màu sắc ấn tượng, đẹp mắt, giống cá này còn đa dạng về giống loài. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu và có ý định nuôi cá bảy màu làm kiểng hoặc kinh doanh thì đừng bỏ qua bài viết bên dưới nhé! 

ca-bay-mau

Giới thiệu về cá bảy màu

Nguồn gốc và đặc điểm

Cá bảy màu có tên tiếng Anh là Poecilia Reticulate, chúng có nguồn gốc từ Jamaica, thuộc loài cá cảnh nước ngọt kích thước nhỏ. Chiều dài trung bình của cá trưởng thành chỉ đạt từ 2.5 – 4cm. Các đặc điểm trên cơ thể như vây, vảy, hình dáng đuôi và màu sắc thường rất đa dạng. 

Cá bảy màu cực dễ nuôi, chúng có thể sống trong bể thủy sinh và sinh sản vô cùng nhanh. Mỗi cá thể cái sẽ đẻ từ 5 – 30 con và mỗi tháng chúng sẽ sinh 1 lần. Tuy nhiên, tuổi thọ của giống cá này lại khá thấp, chỉ từ 2 – 3 năm. 

Top 10 loại cá bảy màu được yêu thích nhất hiện nay

Cá bảy màu được chia làm nhiều loại khác nhau và nuôi phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, có 10 loại được yêu thích nhiều nhất trên thị trường, cụ thể như sau: 

  • Cá bảy màu koi red ear
  • Cá bảy màu full gold
  • Cá bảy màu thái
  • Cá bảy màu dumbo
  • Cá bảy màu koi
  • Cá bảy màu full red
  • Cá bảy màu rừng
  • Cá bảy màu blue topaz
  • Cá bảy màu rồng xanh
  • Cá bảy màu rồng đỏ
dac-diem-ca-bay-mau

Cách chăm sóc và nuôi dưỡng cá bảy màu siêu hay

Môi trường sống

  • Độ pH: Cá bảy màu có khả năng thích nghi cao, chúng chịu được nhiều điều kiện nước khác nhau, miễn độ pH luôn nằm trong khoản 5.5 – 8 (lí tưởng nhất là ở mức 7 – 7.5).
  • Nhiệt độ: cá bảy màu sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ 22 – 25 độ C. Trường hợp muốn cá con nhanh lớn bạn có thể tăng nhiệt lên nhưng đảm bảo không quá 30 độ C. Nhiệt độ cao sẽ kích thích quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, từ đó giúp cá con ăn nhiều và mau lớn. 
  • Ánh sáng: cá bảy màu cần ánh sáng vừa đủ, nếu sống trong ánh sáng mờ chúng sẽ dễ bị dị tật cột sống, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng gãy lưng. Thông thường, cá con cần sống trong bóng tối ít nhất 8 tiếng/ngày nên bạn cần tắt đèn để cá được nghỉ ngơi. 

Thức ăn và khẩu phần ăn 

Nên kết hợp các loại cám (INVE, cám Nhật…) với thức ăn tươi (trùn chỉ, bobo, artemia…) để cá có đủ dưỡng chất phát triển toàn diện. Khẩu phần ăn của cá bảy màu không được quá nhiều hoặc quá ít, chỉ cho chúng ăn vừa đủ và chia thành nhiều bữa nhỏ. Thức ăn thừa cần được vớt ra hồ ngay để tránh làm nguồn nước bị ô nhiễm. 

cham-soc-ca-bay-mau

Cách nuôi dưỡng cá bảy màu 

Chế độ ăn 

  • Đối với cá trưởng thành, bạn chỉ cần cho ăn 2 lần/ngày. Riêng cá nhỏ phải ăn nhiều hơn vì chúng cần dinh dưỡng để phát triển. 
  • Trùng chỉ là món khoái khẩu của cá bảy màu nhưng bạn cần kết hợp với các loại thức ăn giàu chất xơ khác trong thực đơn của chúng vì nhiều đạm quá cũng không tốt. 
  • Một tuần nên cho cá nhịn đói 1 ngày để làm trống hệ tiêu hóa, điều này giúp tăng tuổi thọ của cá. 

Điều kiện sống 

  • Hệ thống lọc: lắp hệ thống lọc nhằm giúp hồ cá luôn sạch sẽ. Khi thấy bông lọc chuyển sang màu nâu, bạn cần thay mới nhằm đảm bảo vệ sinh. Không nên thay toàn bộ vật liệu lọc vì sẽ làm mất các lợi khuẩn giúp phân hủy amoniac trong nước. Tốt nhất chỉ nên thay một nửa các vật liệu lọc nếu thấy cần thiết. 
  • Máy bơm không khí: máy này có công dụng tạo oxy và dòng nước di chuyển trong bể, giúp cá có đủ dưỡng khí để sống. Bạn cũng có thể trồng thêm các loại cây thủy sinh tạo thêm oxy cho cá. 

Ngoài ra, thêm các vật trang trí vào bể cá cũng là ý hay để tạo điểm nhấn và tăng thêm sự cuốn hút. Các vật này còn là nơi trú ngụ rất cần thiết cho cá bảy màu con lẩn trốn, không bị cá mẹ ăn thịt. 

nuoi-ca-bay-mau

Thay nước 

  • Một tuần bạn chỉ cần thay 25% lượng nước trong bể cá 1 lần và loại bỏ hoàn toàn các chất thải cũng như thức ăn thừa ở đáy bể. Việc vệ sinh bể thường xuyên sẽ đảm bảo cá bảy màu có môi trường sống tốt nhất, giúp chúng lớn lên thật khỏe mạnh. 
  • Nguồn nước dùng để thay bể cần để yên 24 giờ cho clo bay hết. Sau đó bạn dùng dụng cụ đo pH kiểm tra, nếu độ pH nằm trong khoảng từ 5.5 – 8.5 thì có thể đổ vào bể cá. 
  • Cá bảy màu thích sống theo bầy đàn và bơi trong mực nước cạn nhưng cũng không nên nuôi với số lượng quá đông. Nguyên tắc chung khi nuôi cá là 1 chú cá với 3.5 lít nước. Nếu muốn nuôi nhiều bạn cần chọn bể có kích thước lớn. 

Cách nhân giống cá bảy màu đúng chuẩn

Khi mang thai, bụng cá bảy màu sẽ to lên và xuất hiện các chấm tròn đen rất dễ nhận thấy. Để nhân giống cá bảy màu đạt chuẩn chất lượng và số lượng, bạn cần chú ý những điều sau: 

  • Hồ nuôi cá đẻ cần được chuẩn bị trước, lưu ý mức nước, độ phèn, nhiệt độ và hàm lượng oxy không được chênh lệch quá 10% so với môi trường cũ. 
  • Nuôi vỗ cá bảy màu bố mẹ trước giai đoạn sinh sản. Trong khoảng thời gian này, bạn cần bổ sung đa dạng các loại thức ăn nhằm cung cấp đủ dưỡng chất để cá bố mẹ có thể trạng tốt nhất. 
  • Trang bị khung lưới nilon hoặc lưới cước mịn có mặt nhỏ để cá con chui qua, ngăn cá lớn tấn công. Có thể vớt cá con ra hồ riêng nhưng sẽ gây sốc cho chúng do môi trường sống thay đổi đột ngột. 
  • Khi cá bảy màu con được 1 – 2 ngày tuổi, tiến hành cho ăn cám INVE hạt mịn và bobo để chúng nhanh lớn. 
  • Luôn giữ sự ổn định, yên tĩnh cho môi trường sống của cá, tránh sốc đột ngột và những tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến cá con mới sinh. 
benh-ca-bay-mau

Bệnh thường gặp ở cá bảy màu và cách điều trị 

Cá bảy màu bị đốm trắng 

  • Dấu hiệu nhận biết: đuôi cá xuất hiện các đốm trắng giống hạt muối cỡ to. Sau một thời gian, đốm trắng sưng lên và cá sẽ chết nếu không được điều trị kịp thời. 
  • Nguyên nhân: do ký sinh trùng đơn bào gây ra. 
  • Cách chữa trị: dùng sulphat đồng (0.15- 0.20ppm) hoặc methylene blue, malachite green, formalin để điều trị nhanh chóng cho cá bảy màu. Nếu dùng Malachite green, bạn cần sử dụng bao tay và cho cá tránh khỏi ánh sáng mặt trời trong suốt quá trình điều trị.

Cá bảy màu bị thối đuôi, cụp đuôi, túm đuôi

  • Nguyên nhân: nguồn nước bị ô nhiễm hoặc thay nước quá thường xuyên, nước có nhiều muối hột. 
  • Cách điều trị: bỏ 1/20 gói Tetra Nhật ( loại 5g) vào bể cá 25 lít kết hợp với bật máy sưởi ở nhiệt độ ổn định từ 31 – 32 độ C. Tiếp theo, thả cá bảy màu vào bể, sau 1 ngày sẽ thay 50% nước. Đến ngày thứ 3, vẫn thay nước và dùng thêm 1 lít muối để thúc đẩy quá trình điều trị. Theo dõi khoảng 4 ngày đuôi cá sẽ trở lại bình thường. 
  • Cách phòng bệnh: thường xuyên sát trùng nước cho cá bảy màu, ổn định nhiệt độ nước và tăng sức đề kháng cho cá thông qua chế độ ăn uống. 
nhan-giong-ca-bay-mau

Cá bảy màu bị xù vảy

  • Nguyên nhân: lượng muối trong nước quá nhiều, không đúng tỉ lệ cho phép. 
  • Các điều trị: tách riêng những chú cá bị bệnh rồi áp dụng phương pháp sủi oxy nhẹ kết hợp với không cho cá ăn vài ngày. Bạn cũng có thể dùng thuốc Tetra khi cá bảy màu mắc bệnh xù vảy. 

Cá bảy màu bị lắc 

  • Dấu hiệu nhận biết: cá thường bơi trên mặt nước, vây túm, thiếu linh hoạt, bỏ ăn, ốm và chết dần. 
  • Cách điều trị: thêm muối hột vào nước (2 nắm muối cho bể 60 lít), bật chế độ sưởi trong ngưỡng 31 – 32 độ C. Thay 10 – 20% nước trong bể, theo dõi khoảng 3 ngày sẽ thấy tình trạng của cá được cải thiện. Có thể dùng thêm thuốc Tetra Nhật để cá mau khỏi bệnh hơn. 

Cá bảy màu bị stress

  • Dấu hiệu nhận biết: cá tụ ở góc bể, khi gõ vào thành bể cá sẽ bắn mình lên khỏi mặt nước rồi rơi xuống, một số cá thể còn xuất hiện hiện tượng cong cột sống. 
  • Cách điều trị: cho 1 gram thuốc Tetra Nhật vào 200ml nước, mỗi ngày thay 30% nước trong bể và thêm thuốc đến khi cá khỏi bệnh. 

Cá bảy màu rất dễ nuôi nếu như bạn chịu khó tìm hiểu về chúng và xây dựng một môi trường sống phù hợp. Hi vọng những thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp bạn có được hồ cá bảy màu như ý và thỏa mãn thú vui tao nhã này nhé!

Similar Posts