Với hình dáng độc đáo và sức hấp dẫn lạ kỳ, cá sấu hỏa tiễn đã trở thành một trong những loài cá cảnh được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, để nuôi một giống cá sẽ trở nên khó khăn nếu như bạn không am hiểu về chúng. Vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi dưỡng, nhân giống và điều trị các bệnh thường gặp cho loài cá đặc biệt này nhé!

ca-sau-hoa-tien

Giới thiệu về cá sấu hỏa tiễn 

Nguồn gốc 

Tên khoa học của cá sấu hỏa tiễn là Lepisosteus osseus, thuộc loài Lepidosteiformes và nằm trong danh sách cá nước ngọt lớn nhất Bắc Mỹ. Chúng thuộc họ cá mõm dài, sở hữu hình thù kỳ quái với vảy rắn, đầu cá sấu, thân hình trơn như cá lóc. Vì có ngoại hình đặc biệt nên nhiều người đã săn lùng và nuôi cá sấu hỏa tiễn để làm cảnh. Tại Việt Nam chúng còn có nhiều cái tên khác như cá sao hỏa tiễn, cá Phúc Lộc Thọ, cá nhái đốm…. 

Đặc điểm

  • Cân nặng trung bình của cá sấu hỏa tiễn đạt từ 5 – 7kg, chiều dài khoảng 1 – 2m tùy loại. 
  • Đầu của chúng thuôn dài, hơi nhọn; mũi dài; mõm dài và hẹp. Phần đầu chỉ dài bằng 1/2 mõm. 
  • Cá sấu hỏa tiễn có hàm chắc khỏe, răng sắc nhọn được kết cấu theo kiểu răng kép và hàm trên thường sắc bén hơn hàm dưới. 
  • Phần thân cá sấu hình trụ như quả ngư lôi, có một lớp vảy bao bọc xung quanh. Mặt lưng của chúng có màu nâu hoặc xanh rêu, bụng màu trắng xám. Trên đầu, thân và vây có đốm màu đen trải dài đến đuôi. Đuôi cá sấu hỏa tiễn dẹt như cá lóc. 
  • Tuổi thọ của loài cá này có thể lên đến 10 năm, thậm chí 15 – 20 năm tùy vào môi trường sống. 
cham-soc-ca-sau-hoa-tien

Các loại cá sấu hỏa tiễn phổ biến nhất hiện nay

  • Cá sấu hỏa tiễn mỏ dày: đây là loại phổ biến nhất và cũng có kích thước lớn nhất. Cơ thể chúng được bao bọc bởi một lớp vảy đàn hồi rất chắc chắn và rất khó bị đâm thủng. Chúng có hàm răng sắc nhọn nhưng di chuyển chậm nên chọn săn mồi theo kiểu phục kích. Cá sấu hỏa tiễn mỏ dày thường có màu đen nhám, không có hoa văn, họa tiết. 
  • Cá sấu hỏa tiễn bông: chúng có kích thước nhỏ nhất trong các loài cá sấu hỏa tiễn, chiều dài cơ thể khi trưởng thành chỉ đạt khoảng 60 – 90cm, cân nặng dưới 5kg. Cá sấu hỏa tiễn bông có nhiều đốm tròn đen trên nền thân xám bạc, mỏ dài và khá nhỏ. So với cá sấu hỏa tiễn mỏ dày thì cá sấu hỏa tiễn bông hiền lành hơn rất nhiều, thậm chí có thể nuôi chúng cùng với các loài cát khác. 
  • Cá sấu hỏa tiễn Florida: ngoại hình của chúng khá giống cá sấu hỏa tiễn bông nhưng các đốm tròn trên thân phân bố dày hơn. 
  • Cá sấu hỏa tiễn mỏ dài: giống cá này được xem như phiên bản lai giữa cá sấu hỏa tiễn mỏ dày và bông với phần thân và màu sắc giống với cá sấu hỏa tiễn mỏ dày còn mỏ lại giống cá sấu hỏa tiễn bông. Khi trưởng thành chúng có thể dài từ 70 – 120cm, cân nặng dao động trên dưới 25kg. Ngoài tự nhiên, tuổi thọ của chúng có thể lên đến 20 năm. 
  • Cá sấu hỏa tiễn Cuba: chúng là loài cá sấu hỏa tiễn lớn thứ 2 thế giới. Cá sấu hỏa tiễn Cuba có lớp vảy bóng sạch, màu sắc đồng nhất từ đầu đến đuôi với gam màu chủ đạo là xanh đồng. Cặp hàm của chúng dài, lớn vừa phải, cơ thể khi trưởng thành dài từ 1 – 2m, phần mũi nhô lớn ra ngoài giống cá tầm. 
dac-diem-ca-sau-hoa-tien

Cách chăm sóc và nuôi dưỡng cá sấu hỏa tiễn 

Môi trường sống

Vì có kích thước tương đối lớn nên cá sấu hỏa tiễn cần được nuôi trong bể có chiều dài từ 2m trở lên. Bể nên đặt ở nơi có ánh sáng yếu, bạn có thể tạo cho chúng một số nơi trú ngụ. 

Cá sấu hỏa tiễn thích nghi tốt với nhiều môi trường nước khác nhau dù nước bị ô nhiễm hay hàm lượng oxy thấp. Tuy nhiên, điều kiện lý tưởng nhất để chúng sinh trưởng và phát triển là nước có độ pH từ 6 – 7, nhiệt độ ổn định trong khoảng 20 – 25 độ C. Trong bể nên trang bị thêm máy lọc nước đủ mạnh để đảm bảo môi trường sống của cá sấu hỏa tiễn luôn trong lành và dồi dào oxy. 

Thức ăn 

Món khoái khẩu của cá sấu hỏa tiễn là các loài cá nhỏ, côn trùng và động vật giáp xác nhỏ. Vì chúng có sức sống dai và phàm ăn nên bạn cần cung cấp cho chúng lượng thức ăn nhiều và hạn chế nuôi cá sấu hỏa tiễn chung với các loài cá khác, đặc biệt là những loài có kích thước nhỏ. Tuyệt đối không thả cá sấu hỏa tiễn ra môi trường tự nhiên vì chúng sẽ tàn phá hệ sinh thái, ăn thịt cá nhỏ và các sinh vật khác. 

Cách nuôi dưỡng 

  • Bể nuôi cá sấu hỏa tiễn phải có nắp đập vì chúng rất thích nhảy lên mặt nước đớp bóng. 
  • Cá sấu hỏa tiễn có tập tính sống bầy đàn nên nuôi thả từ 2 con trở lên sẽ tốt cho chúng. 
  • Thường xuyên thay nước để tạo môi trường sống lạnh mạnh nhất cho cá sấu hỏa tiễn. 
  • Bạn có thể nuôi loài cá này bằng đồ tươi sống hoặc thức ăn tổng hợp và trộn chúng lại với nhau. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo các loại thức ăn đều an toàn, không có chất gây hại. 
  • Thường xuyên theo dõi và căn chỉnh khẩu phần ăn của cá sấu hỏa tiễn sao cho phù hợp với thể trạng của chúng. Không nên cho quá nhiều thức ăn để tránh tình trạng đồ thừa gây ô nhiễm và lãng phí. 
moi-truong-song-ca-sau-hoa-tien

Cách nhân giống cá sấu hỏa tiễn

Mùa xuân là thời điểm sinh sản của cá sấu hỏa tiễn. Bạn cần chuẩn bị cho chúng các loại thực vật thủy sinh, tăng cường thức ăn dinh dưỡng và đảm bảo môi trường sống trong lành để quá trình sinh sản diễn ra thuận lợi. 

Trong một mùa đẻ, cá sấu hỏa tiễn sinh khoảng 150.000 trứng. Trứng này sẽ bám vào các thực vật thủy sinh và phát triển chứ không cần ấp. Sau khi nở, cá sấu con cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất bằng các loại thức ăn nhỏ để chúng nhanh lớn và khỏe mạnh. 

Các bệnh thường gặp ở cá sấu hỏa tiễn và cách điều trị

Cách bệnh thường gặp 

Trong suốt quá trình nuôi cá sấu hỏa tiễn, bạn chắc chắn sẽ gặp nhiều trường hợp bệnh khác nhau. Tuy nhiên, có 4 bệnh thường gặp ở loài cá này như sau: 

  • Bệnh nấm trắng 
  • Bệnh sình bụng
  • Bệnh đục mắt 
  • Bệnh bỏ ăn 
nhan-giong-ca-sau-hoa-tien

Cách điều trị 

  • Cá sấu hỏa tiễn bị nấm trắng: thay nước 20% và dùng thuốc chuyên trị nấm (Tetra Nhật, Arowana để xử lý ngay sau khi phát hiện cá bị mắc bệnh này. 
  • Cá sấu hỏa tiễn bị đục mắt: sát trùng nước bằng muối, sau đó dùng AQUA bạc và cắm thêm máy sưởi để tăng cường hiệu quả trị bệnh. Ngoài ra mỗi ngày bạn cần thay nước cho cá khoảng 20% đến khi chúng khỏe mạnh hoàn toàn. 
  • Cá sấu hỏa tiễn bị sình bụng: ngưng cho ăn, thay nước sạch 20% mỗi ngày và sử dụng vi sinh BAC+ cho trực tiếp vào nước với lưu lượng như hướng dẫn. Trường hợp cá vẫn ăn được thì bạn có thể trộn BAC+ vào thức ăn của chúng. Sau từ 3 – 5 ngày, cá sẽ hết bệnh. 
  • Cá sấu hỏa tiễn bỏ ăn: theo dõi xem cá có vết thương hoặc nấm hay không, có bị sình bụng hay không. Nếu không có dấu hiệu bất thường thì cá vẫn khỏe mạnh, chỉ là chúng đã ăn quá nhiều nên không cần ăn trong 2, 3 ngày. 

Trên đây là tổng hợp thông tin cơ bản và cần thiết nhất dành cho tất cả mọi người muốn tìm hiểu về cá sấu hỏa tiễn. Ngày này có khá nhiều người nuôi loài cá này nên bạn cứ yên tâm là chúng sẽ khỏe mạnh và sống lâu nếu được nuôi đúng cách. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều chia sẻ bổ ích về cách nuôi cá nhé. 

Similar Posts