Mèo chân đen với kỹ năng săn mồi tuyệt đỉnh không phải là sư tử bờm xờm, báo hoa mai hay hổ. Đó là một con mèo nhỏ mà bạn có thể chưa bao giờ nghe nói đến: con mèo nhỏ nhất châu Phi, con mèo chân đen.

mèo chân đen

Giống Mèo Nguy Hiểm Nhất Thế Giới

Chỉ cao từ 20 – 25 cm, mèo chân đen châu Phi nhìn chả khác gì một chú mèo mướp ở gần nhà bạn cả. Nhưng đừng để vẻ ngoài đáng yêu đó đánh lừa, chúng là những cỗ máy săn mồi hoàn hảo.

Felis nigripes, tên khoa học của loài mèo chân đen, là loài mèo nhỏ nhất châu Phi. Chúng có khuôn mặt tròn đáng yêu như mèo anh lông ngắn hay mèo munchkin chân ngắn và cơ thể màu nâu nhạt, đốm đen, thậm chí còn nhỏ so với mèo nhà. Loài mèo hoang này chỉ dài từ 36 đến 52 cm, cao khoảng 8 inch (20 cm). Mèo chân đen chỉ nặng trung bình từ 1 – 2 kg, nhẹ hơn khoảng 200 lần so với một con sư tử điển hình.

giống mèo chân đen

Tuy nhiên, đằng sau tầm vóc nhỏ bé này, mèo chân đen là loài nguy hiểm nhất trong số các loài mèo trên thế giới. Chúng bắt được nhiều con mồi hơn trong một đêm so với một con báo trong vòng sáu tháng. Nếu được đặt tên cho cuộc sống của các con mồi nơi mèo chân đen sinh sống, không còn cái tên nào thích hợp hơn cái tên: Đêm Halloween kinh hoàng.

Đối với mèo chân đen, hầu hết mọi thứ chuyển động đều có thể là một bữa ăn tiềm tàng. Trong một đêm, một con mèo chân đen có thể giết từ 10 đến 14 loài gặm nhấm hoặc chim nhỏ, trung bình cứ 50 phút lại có một con giết. Do có quá trình trao đổi chất nhanh chóng, mèo chân đen phải săn mồi tapilu gần như không ngừng nghỉ vì chúng cần ăn 20% trọng lượng cơ thể của mình mỗi ngày.

Chúng là những cỗ máy săn mồi thực sự! Với tỷ lệ thành công lên tới 60%, mèo chân đen trở thành loài mèo máu lạnh nhất trên thế giới. Tỷ lệ săn mồi thành công của báo săn là 58%, sư tử là 20% – 30%, báo hoa mai là 14 – 38%, hổ chỉ tầm khoảng 5%. Mặc dù chưa có những tỷ lệ thống kê đầy đủ của báo đốm và báo sư tử; nhưng chỉ với 60%, mèo chân đen đã giành ngôi vương trong cuộc chiến chết chóc này.

Mỗi đêm, mèo chân đen di chuyển tới 16km để săn tìm thức ăn. Chúng đi săn gần như cả đêm và cứ sau 30-50 phút lại có một con mồi mất mạng. Để bắt được con mồi tapilu của mình, mèo chân đen sử dụng ba kỹ thuật khác nhau:

  • Săn mồi nhanh: mèo chân đen, gần như ngẫu nhiên, lao qua đám cỏ cao nhanh như cắt để bắt những con mồi nhỏ như chim hoặc động vật gặm nhấm.
  • Rình mò: chúng di chuyển chầm chầm xung quanh, len lỏi một cách lặng lẽ đi qua các bụi rậm và cẩn thận để rình mò con mồi tiềm năng.
  • Phục kích: phương pháp săn mồi này ít được thực hiện hơn. Chúng rình mò và nằm phục kích ngay cửa nhà của con mồi, chỉ chờ chúng ra là đớp gọn. Đôi khi, thay vì nằm rình rập, chúng sẽ hất tung con mồi ra khỏi chỗ nấp và vồ lấy nó. Phương pháp này khá mất thời gian, có nhiều con phải đợi tới hơn 2 tiếng đồng hồ để con mồi xuất hiện.

Người ta đã quan sát thấy giống mèo này lặng lẽ chờ đợi ngoài hang con mồi với đôi mắt nhắm nghiền. Tuy nhiên, đừng để đánh lừa, đôi mắt của chúng có thể nhắm nhưng chúng không ngủ. Mọi giác quan đều tỉnh táo và cảnh giác chỉ chờ âm thanh nhẹ hoặc cử động của con mồi.

Tập tính của mèo chân ngắn

Loài mèo chân đen hoàn toàn sống đơn độc ngoại trừ một thời gian ngắn trong quá trình sinh sản hoặc khi con cái đang nuôi con nhỏ. Mèo cái có thời gian động dục rất ngắn, chỉ kéo dài 1-2 ngày và chỉ tiếp nhận con đực trong vòng 5-10 giờ trong thời gian đó. Với phạm vi sống rộng lớn và thời gian sinh sản ngắn, mèo chân đen có khả năng phát âm hiệu quả khi di chuyển trong khoảng cách dài để giúp xác định vị trí của nhau.

tập tính mèo chân đen

Con đực phát ra tiếng kêu to và trầm liên tục trong suốt thời kỳ sinh sản. Việc đánh dấu mùi hương cũng tăng lên trong thời gian này, và một con mèo chân đen đực sẽ phun nước tiểu đánh dấu lãnh thổ tapilu của mình trung bình 100-200 lần một đêm. Một số con đực phun tới 600 lần trong một đêm. Con cái cũng đánh dấu lãnh thổ của chúng trong thời gian này và sẽ phun tới 100 lần mỗi đêm. Một con mèo cái thường đẻ hai lứa hàng năm.

Thời gian mang thai là 63-68 ngày và mèo mẹ đẻ từ 1-4 con mèo con với kích thước lứa đẻ trung bình là hai con. Khi mới sinh, mèo con chỉ nặng 2-3 lạng, nhưng chúng phát triển nhanh chóng. Mèo con được cai sữa khi được 2-3 tháng. Lúc này, mèo mẹ sẽ bắt mồi sống trở lại hang để mèo con giết. Mèo con trở nên độc lập khi được 3-4 tháng tuổi và trưởng thành về mặt sinh dục từ 8-12 tháng tuổi.

Chân không hề đen

Mặc dù tên là vậy nhưng không phải chân mèo màu đen, mà chỉ có phần dưới của bàn chân mèo và đệm chân mèo màu đen. Màu lông thay đổi từ màu nâu đỏ (ở các vùng phía nam của Châu Phi) đến màu nhạt hơn nhiều về phía bắc. Cằm và cổ họng có màu trắng, với các dải sẫm màu rõ rệt trên cổ họng và đuôi có màu đen. Mô tả này giúp ích rất nhiều khi phân biệt nó với mèo rừng châu Phi.

mèo chân đen săn mồi

Sự thật khác về mèo chân đen

  • Những chú mèo dễ thương này có làn da màu hồng, khác với những chú mèo hoang khác da thường có màu nâu sẫm đến đen. Mèo chân đen được biết đến với sự dũng cảm và ngoan cường.
  • Thị lực của mèo chân đen tốt hơn con người sáu lần, nhờ vào đôi mắt to lớn. Nó cũng được trang bị tầm nhìn ban đêm tuyệt vời và thính giác hoàn hảo có thể thu được ngay cả những âm thanh tapilu nhỏ nhất.
  • Mèo chân đen có thể được tìm thấy ở các vùng phía nam và trung nam châu Phi, ưa thích cây bụi khô cằn đến bán khô hạn và đồng cỏ ngắn, và địa hình rộng mở gần với các mỏm đá.
  • Những cỗ máy săn này chủ yếu sống về đêm nhưng thỉnh thoảng chúng cũng ra khỏi hang của mình ngay sau khi mặt trời lặn và trước khi mặt trời mọc. Vào ban ngày, chúng nghỉ ngơi trong các hang do các loài khác đào, trong các ụ mối rỗng hoặc giữa các khối đá.
  • Một điều khác biệt ở mèo chân đen là chúng leo trèo kém. Chúng không thích và không ưa các cành cây. Nguyên nhân là do thân hình chắc nịch và đuôi ngắn của chúng khiến việc leo cây trở nên khó khăn.
  • Theo Sách đỏ IUCN 2016 về các loài bị đe dọa, chúng là loài “dễ bị tổn thương”, có nghĩa là nó có nguy cơ bị tuyệt chủng cao trong môi trường hoang dã. Hiện tại, loài này chỉ được tìm thấy ở Botswana, Namibia và Nam Phi.
  • Mèo chân đen có thể tồn tại đến 13 năm trong điều kiện nuôi nhốt.

Việc mất đồng cỏ do chăn thả gia súc quá phổ biến trong toàn bộ các loài cũng có thể là mối đe dọa lớn nhất của chúng, cũng như có thể là sự suy thoái môi trường sống dẫn đến giảm cơ sở con mồi có xương sống nhỏ của loài mèo này.

Similar Posts