Chó bị táo bón là một trong những bệnh phổ biến về tiêu hóa ở thú cưng. Cách chăm sóc chó không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân khiến chúng bị táo bón. Vậy Cách để điều trị táo bón cho chó như thế nào? Và phòng ngừa táo bón ra sao? Tất cả sẽ được Zoi pet trình bày ngay bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân chó táo bón
Chó bị táo bón thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là từ môi trường hoặc do chính cơ thể của chúng. Một số nguyên nhân thường gặp như:
- Chế độ ăn uống ít chất xơ và cơ thể thiếu nước
- Chó bị nhốt lâu không được đi vệ sinh đúng lúc
- Chó nuốt các loại dị vật hoặc lông, tóc gây tắc ruột và không đi ngoài được.
Dấu hiệu chó bị táo bón
Biểu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất của chó chính là việc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn. Thời gian để chúng đi vệ sinh thường kéo dài và số lượng ít. Thông thường, bằng mắt thường chúng ta chỉ thấy một ít phân sau khi cho đại tiện. Phân bị khô, cứng và dinh xung quanh hậu môn của chó. Chính điều này đã làm cho chó đi đại tiện một cách rất là khó khăn.
Với một số loài chó có hệ tiêu hóa đặc biệt hơn như Poodle hay Colie thì phân của chúng khi bị táo bón còn bị dính một số chất nhầy khác.
Việc cố rặn khi đi đại tiện còn làm cho chúng cảm giác đau đớn. Nhiều trường hợp chúng có thể bỏ ăn và bị trương cứng bụng. Việc táo bón kéo dài còn làm chảy máu hậu môn khi chúng dùng quá nhiều sức. Lúc này thì việc bạn cần làm là đưa ngay đến cơ sở thú y uy tín để được kiểm tra sớm nhất nhé!
Chó bị táo bón có ảnh hưởng gì?
Phân chó cũng là một trong những dấu hiệu mà bạn có thể quan sát để đoán được tình hình sức khỏe của bé cún. Đặc biệt là các bệnh từ tiêu hóa sẽ được biểu hiệu rõ ràng nhất thông qua việc đi ngoài của chúng.
Với những chú chó khỏe mạnh và phát triển tốt, phân của chúng thường có màu vàng đến màu vàng đậm. Tùy vào chế độ ăn uống hằng ngày cũng như là tình hình thể trạng và độ tuổi mà độ cứng hay mềm của phân cũng sẽ khác nhau. Trường hợp nếu bạn phát hiện phân chó bị thay đổi như dạng lỏng hoặc quá khô cứng, hay thậm chí là có màu sắc khác thì có thể chúng đang bị bệnh và cần được điều trị.
Đối với việc táo bón ở chó sẽ làm việc đại tiện của chúng trở nên khó khăn hơn. Việc dùng sức sẽ làm tổn thương xung quanh hậu môn gây đau rát và khó chịu mỗi lần đi vệ sinh. Bên cạnh việc khó chịu đó chúng có thể sẽ bỏ ăn và tâm trạng cũng buồn và chán nản hơn.
Việc táo bón có thể duy trì một thời gian dài nếu như bạn không có phương pháp điều trị kịp thời. Để tránh tình trạng bị bón ở chó, bạn nên thường xuyên chú ý đến các chế độ ăn cũng như việc hoạt động hằng ngày của bé cún nhà mình.
Cách điều trị khi chó bị táo bón
Ở một số thể trạng của chó, bệnh táo bón có thể xảy ra một cách thường xuyên. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho cún cưng, bạn cần biết một số phương pháp điều trị táo bón ở chó dưới đây.
Theo như cách truyền thống, khi phát hiện chó bị táo bón bạn có thể cho chúng ăn một quả trứng gà sống và không ăn kèm với thức ăn khác. Để tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp với các loại thuốc xổ trọng để phân được đi ra mềm hơn. Ngoài ra, cung cấp thêm nước và các chất điện giải để giúp chúng không bị mất nước trong cơ thể.
Chất xơ là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng về điều trị táo bón cho chó. Một số thực phẩm giàu chất xơ mà bạn có thể chế biến như bí ngô, lúa mì, cám và các loại rau xanh. Cung cấp nước uống đầy đủ cho chúng, nhất là khi gặp vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra còn cho chúng vận động ngoài trời để tăng cường thêm sức khỏe cũng như giảm việc chán nản.
Chăm sóc khi chó bị táo bón
Để có thể giúp bạn chăm sóc chó khi bị táo bón một cách tốt nhất, Zoi pet sẽ chia sẻ đến bạn một số phương pháp như sau:
- Mồng tơi là một trong những loại rau có chất nhầy, điều này sẽ giúp cho phân của chó sẽ trở nên mềm hơn. Bạn có thể kết hợp một số món cùng với rau mồng tơi như cháo thịt bằm xay nhuyễn, canh rau mồng tơi,… Kết hợp thêm sữa chua để bảo vệ đường tiêu hóa tốt hơn. Hạn chế các đồ ăn có gia vị đậm hoặc đồ ăn cay, nóng.
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn của chúng, nhất à vùng lông quanh hậu môn. Vệ sinh cắt tỉa lông gọn gàng để chúng không phải liếm đưa lông vào bụng gây khó khăn khi đi vệ sinh. Kết hợp việc massage vùng bụng để chúng cảm thấy thoải mái hơn.
- Trường hợp sau khi đã thực hiện các cách trên mà chó vẫn không hết táo bón. Hoặc phân của chúng có dính máu hay tổn thương hậu môn mạnh bạn nên đưa chó đến các cơ sở thú y để điều trị. Tại đây các bác sĩ sẽ thực hiện việc thụt hậu môn giúp đưa phân ra ngoài. Đây là cách điều trị của người có chuyên môn, bạn không nên tự ý làm ở nhà để gây tổn thương thêm cho bé.
Phòng ngừa táo bón cho chó
Việc táo bón ở chó không phải là một bệnh hiếm gặp mà còn xuất hiện khá thường xuyên. thông thường táo bón là do chế độ ăn cũng như chế độ chăm sóc chó không hợp lý. Vì vậy, để hạn chế việc táo bón này bạn cần chú ý đến khẩu phần ăn của chúng. Tăng cường thêm các chất xơ và bổ sung thêm dinh dưỡng khác cho bé. Đối với thực phẩm dạng hạt khô bạn cũng nên cung cấp đủ nước uống.
Vận động cũng giúp cho các cơ quan hoạt động một cách tốt hơn trong đó sẽ bao gồm cơ quan tiêu hóa. Bạn có thể đưa chúng đi dạo hoặc vui chơi ngoài trời để tâm trạng tốt hơn tránh bị stress.
Trên đây là những thông tin về cách chăm sóc và phòng ngừa khi chó bị táo bón. Hy vọng sau bài viết này bạn đã có thể chăm sóc cho chú cún của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thú cưng, đừng quên liên hệ ngay với Zoi pet để được các bác sĩ thú y giải đáp sớm nhất nhé!