Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một trong những căn bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong của một số lượng lớn mèo hàng năm. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng giảm bạch cầu ở mèo và đâu là phương pháp chữa trị hiệu quả nhất? Cùng Zoi’s Pet tìm hiểu về căn bệnh này và có cách phòng tránh nhé.

bệnh bạch cầu ở mèo

Bệnh bạch cầu ở mèo rất nguy hiểm, cần được phát hiện sớm để chữa trị – Ảnh: Internet

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?

Trong cơ thể mèo có 3 loại tế bào chính, trong đó bạch cầu có nhiệm vụ chống lại các vi sinh vật/ hóa chất lạ bằng cách tạo ra các chất kháng thể. Khi mèo bị giảm bạch cầu, hệ bạch huyết và tủy bị rối loạn, sinh ra những bạch cầu ác tính với số lượng lớn ngoài tầm kiểm soát của cơ thể. Số bạch cầu này lấn át các tế bào máu khác, khiến máu không thể thực hiện chức năng của mình.

Nguyên nhân gây bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh từ môi trường sống, cách ăn uống, vệ sinh thân thể… có thể kể đến như:

  • Mèo mắc virus bạch cầu, các độc tố.
  • Feline Panleukopenia Virus (FPV) sống trong nhân tế bào của mèo, lây lan qua đường miệng. Trong 24 giờ, virus sẽ xuất hiện trong máu và tấn công hệ miễn dịch của mèo, điển hình là gây nên hiện tượng suy giảm bạch cầu.
  • Do mèo ở gần khu vực giết mổ, chất thải, nội tạng.
  • Mèo hoang, mèo không rõ nguồn gốc từ đâu tới, mèo nuôi thả rông, việc vận chuyển hay buôn bán mèo không có hệ thống miễn dịch tốt cũng là nguy cơ lây lan dịch bệnh.
  • Phần lớn mèo thuộc họ Felidae đều mắc bệnh và truyền virus làm bùng phát ổ dịch lớn.
  • Mèo mẹ bị sảy thai, đẻ non, mèo con có thể nhiễm virus trong 2 – 3 tuần tuổi.

Triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Sốt, bỏ ăn, nôn liên tục, đau ở vùng bụng, tiêu chảy cấp, tiếng kêu khàn đặc hoặc thậm chí mất giọng, yếu ớt, chảy dãi nhớt.

  • Mắt trũng, sụp mí, lờ đờ, mũi và miệng có thể thâm đen.
  • Hơi thở, mùi phân hay dãi bốc mùi khó chịu.
  • Đi loạng choạng, run rẩy lắc lư, có trường hợp co giật động kinh.

mèo bị bệnh bạch cầu

Mèo bị bệnh bạch cầu sẽ bỏ ăn, uể oải, đi loạng choạng… – Ảnh: Internet

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có chữa được không?

Cách điều trị

Ngay khi nhận thấy mèo có triệu chứng trên, bạn cần ngay lập tức đưa mèo đến cơ sở thú y để có chẩn đoán chính xác và cách chữa trị phù hợp. Việc phát hiện sớm đóng vai trò quyết định trong thành công của việc chữa bệnh, bởi sau 2 – 3 ngày nhiễm bệnh, gần như không có cách điều trị cho mèo nữa.

Bệnh này do virus gây nên và không có thuốc đặc trị, do đó chủ yếu mèo sẽ được điều trị bằng các cách tăng sức đề kháng như tiêm một số loại thuốc: Kháng sinh (Baytril, Ampicillin, Unasyl), kháng viêm (Dexamethasome), truyền dịch (Ringer Lactate, Glucose 5% và 10%), thuốc bổ (Bydyzyl, Catosal), thuốc điều trị triệu chứng (Transamine, vitamin C…).

Đặc biệt, bạn cần lưu ý:

  • Cách ly mèo mắc bệnh, sát trùng khu vực mèo ở, theo dõi những chú mèo đã tiếp xúc với mèo bị bệnh.
  • Nếu mèo có hiện tượng nôn, đi ngoài mà bạn chưa thể đưa mèo đến bác sĩ thì hãy chủ động bơm oresol liên tục, đồng thời luôn giữ ấm cho mèo.

Cách phòng tránh

Để giảm thiểu tối đa khả năng nhiễm bệnh của mèo, bạn vẫn nên chủ động phòng tránh bằng cách:

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch cầu cho mèo. Mặc dù thuốc này có tác dụng miễn dịch 2 – 3 năm, tuy nhiên bạn nên tiêm hàng năm để chắc chắn hơn.
  • Sau khi mang mèo mới về, bạn nên cách ly chúng khoảng 10 – 15 ngày để theo dõi sức khỏe trước khi cho mèo tiếp xúc với những chú mèo khác.
  • Không để mèo tiếp xúc với những chú mèo lạ, thận trọng với mèo vừa khỏi bệnh vì có thể virus vẫn còn, có khả năng bùng phát ổ dịch còn lại

mèo cần được khám bệnh định kỳ

Mèo cần được khám định kỳ và tiêm phòng để tránh nhiễm bệnh bạch cầu – Ảnh: Internet

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo thực chất chưa có thuốc đặc trị, nhưng cũng đừng vì vậy mà bỏ mặc chú mèo của bạn nhé. Hãy thường xuyên theo dõi mèo, nếu phát hiện ra dấu hiệu bệnh, hãy đưa chúng đến cơ sở thú y gần nhất để có phương pháp cứu chữa.

Xem Thêm:

Hướng Dẫn Chăm Sóc Mèo Con Theo Từng Giai Đoạn

Similar Posts